Hạn hán, ô nhiễm, hệ thống phân phối nước lạc hậu, mức tiêu dùng lãng phí, những yếu tố này đã làm cho việc cung cấp nước dùng cho người dân Trung Quốc ở thành phố cũng như nông thôn trở thành một vấn đề đau đầu.
![]() | |
Hạn hán xuất hiện ngày một thường xuyên tại Trung Quốc |
Càng ngày, người ta càng thấy rõ đập nước không phải là giải pháp đáp ứng nhu cầu nước dùng. Chính sách xây đập thủy điện của chính phủ Trung Quốc đã bị các nhà bảo vệ môi trường lên án mạnh nhất. Trong bài “Hãy phá hủy các đập nước”, một nữ phóng viên khoa học của tờ Quang Minh cho rằng hệ thống đập thủy điện chằng chịt trên các sông ngòi Trung Quốc không cứu được nạn thiếu nước mà còn khiến cho tình trạng này nguy ngập thêm vì làm cho lượng nước còn lại vừa cạn kiệt vừa bị ô nhiễm.
Theo tuần báo Le Courrier International của Pháp, giới khoa học Trung Quốc thời gian qua đã có những cảnh báo, kêu gọi phải có biện pháp cứu nguy khẩn cấp trước nguy cơ thiếu nước toàn diện, sa mạc lấn sâu vào bình nguyên, xem xét lại các đập thủy điện...
Một bài báo được đăng trên Thiểm Tây Nhật báo đã nêu bật được tình trạng điển hình của 2 thành phố 200.000 dân trong vùng Thiểm Tây không còn một giọt nước uống trong tháng 7 và tháng 8. Tất cả các dòng sông chung quanh đều cạn nước.
Tình trạng khô hạn thường xuyên đã trở nên nghiêm trọng thêm vì công nghiệp khai thác than đá với kỹ thuật lạc hậu, sử dụng rất nhiều nước. Trung Quốc có 896 hồ nước thiên nhiên trước khi các mỏ than hoạt động thì nay nhiều hồ đã cạn khô, chỉ còn lại 80 hồ. Nguồn nước ít ỏi còn lại này lại bị ô nhiễm bởi các công ty sản xuất phân bón không ngần ngại đổ nước thải độc hại trong quá trình sản xuất.
Vài thập kỷ trở lại đây, chính phủ Trung Quốc đã chi 1.300 tỷ USD xây dựng 86.000 đập thủy điện, 286.000km đê điều. Tại thời điểm hiện tại, hàng loạt đập thủy điện vẫn đang tiếp tục được thi công.
Tiểu Loan, một trong những con đập lớn, đang được gấp rút hoàn tất với hồ dự trữ có sức chứa 15 tỷ m3. Trung Quốc còn dự trù xây thêm một hồ chứa khác với sức chứa tới 23 tỷ m3. Chính sách cải cách kinh tế đã giúp nước này tạo ra sự phát triển vượt bậc nhưng cùng lúc kéo theo hiện tượng đô thị hóa, nhu cầu sử dụng nước tăng theo những việc khai thác nguồn nước và quản lý sử dụng hợp lý không theo kịp.
Trong số 600 thành phố lớn của Trung Quốc, 400 đô thị không đủ nước dùng và khoảng 110 thành phố rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Bộ Thủy lực đã xây dựng mạng kênh đào đưa nước từ những nơi dư thừa đến những nơi thiếu qua một hệ thống chằng chịt trên một phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, hệ thống dẫn thủy này lại tạo ra những thảm họa cho môi trường: nhiều kênh đào bị bồi phủ cát từ thượng nguồn hay từ các hồ chứa làm lưu lượng bị chậm lại và khô cạn; những vùng đất ẩm dần bị khô cạn vì không có những biện pháp bảo vệ nước từ trên nguồn; sa mạc lấn dần vào vùng đất canh tác…
(Theo ANH VĂN (Theo RFI) // SGGP online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com