Kể từ khi bước vào thế kỷ 21, các cuộc tranh giành tài nguyên trên thế giới diễn ra ngày càng khốc liệt. Mấy năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi cơn bão tài chính đổ bộ, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã đẩy nhanh bước tiến tranh giành tài nguyên tại nước ngoài.
Trước hết, phải kể đến các cuộc mua bán thành công của Trung Quốc như: Tập đoàn thép Valin Hồ Nam góp cổ phần với Tập đoàn thép Fortescue Metals Group (FMG); Công ty China Minmetals đã mua lại tài sản của hãng mỏ OZ; Tập đoàn thép Trung Quốc mua lại hoạt động khai khoáng của Midwest (Úc), Công ty Tây Dương Liêu Ninh mua một mỏ thiếc của Nga. Tuy nhiên, đằng sau thành công cũng không thiếu những trường hợp thất bại như một số thương vụ bất thành của Tổng công ty dầu mỏ khí đốt Trung Quốc CNPC, thương vụ thất bại giữa Công ty China Minmetals và Noranda, Tập đoàn CNOOC cũng thất bại với Unocal, thương vụ giữa Chinalco và Rio Tinto bất thành…
Nhìn chung, Trung Quốc gặp thất bại có thể do hiện tại Trung Quốc thiếu sự chỉ đạo chiến lược quốc gia mang tính mục tiêu. Các doanh nghiệp thường gặp rào cản trên con đường giành tài nguyên tại nước ngoài, đối mặt với nhiều rủi ro chính trị khá cao. Tình trạng này là vấn đề cấp bách mà Trung Quốc cần phải cải thiện.
Sở dĩ Trung Quốc cần một lượng lớn tài nguyên của nước ngoài, là vì mối quan hệ không thể tách rời giữa sự phát triển xã hội và tình hình tài nguyên năng lượng. Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, tiêu hao tài nguyên luôn ở mức cao.
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, năm 2008, lượng tiêu dùng dầu mỏ Trung Quốc là 388 triệu tấn, lượng tiêu dùng quặng sắt thành phẩm là 856 triệu tấn, lượng tiêu dùng đồng tinh luyện là 5,38 triệu tấn. Do vẫn chưa bước vào giai đoạn giữa công cuộc công nghiệp hóa, tiêu dùng tài nguyên Trung Quốc vẫn đang đứng trước nhu cầu tăng trưởng cao ít nhất 20 năm nữa.
Dự đoán đến năm 2020, lượng tiêu dùng than đá Trung Quốc sẽ vượt hơn 3,5 tỷ tấn, từ năm 2008 – 2020 ước tính nhu cầu năng lượng sẽ vượt hơn 43 tỷ tấn; Dầu mỏ là 500 triệu tấn, ước tính nhu cầu sẽ vượt 6 tỷ tấn; Quặng sắt là 1,3 tỷ tấn, nhu cầu ước tính sẽ vượt 16 tỷ tấn; Đồng tinh luyện là 1,3 tỷ tấn, nhu cầu ước tính sẽ gần 100 triệu tấn; Nhôm là 13 triệu – 14 triệu tấn, nhu cầu ước tính sẽ vượt 160 triệu tấn.
Đứng trước cơn khát tài nguyên khổng lồ như vậy, nếu chỉ dựa vào sự cung ứng nội địa, khó mà đáp ứng được cơn khát này. Một mặt, mặc dù tổng số tài nguyên Trung Quốc khá phong phú, nhưng lượng phân chia tài nguyên bình quân đầu người lại khá thấp. Trữ lượng bình quân của dầu mỏ, than đá, khí đốt theo đầu người chưa đầy 1/4 mức bình quân của thế giới. Mặt khác, công suất sử dụng tài nguyên của Trung Quốc cũng khá thấp, điều này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt tài nguyên của Trung Quốc càng nghiêm trọng hơn.
Hoàn toàn phụ thuộc vào tài nguyên nội địa sẽ khó mà được duy trì lâu dài, vì thế Trung Quốc đã tích cực triển khai các hoạt động thu mua tài nguyên tại nước ngoài. Về hiện tại, khu vực mà Trung Quốc giành được chủ yếu tập trung ở châu Phi, Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Châu Nam Mỹ, ngoài ra còn có cả Nga, Kazakhstan và Iran.
Theo thống kê sơ bộ, tại Châu Phi Trung Quốc có 17 dự án khai thác mỏ, 43 dự án dầu khí; Tại Đông Nam Á có 10 dự án khai thác quặng, 35 dự án dầu khí; Tại Úc có 30 dự án khai thác mỏ; Tại châu Nam Mỹ có 7 dự án khai thác mỏ, 17 dự án dầu khí.
Tóm lại, do bước khởi đầu muộn, công thêm chịu sự cạnh tranh và sắp đặt của các doanh nghiệp từ các nước phát triển, tổng lượng tài nguyên nước ngoài mà Trung Quốc giành được vẫn còn khá ít, quy mô các dự án hiện tại cũng không lớn, vì thế Trung Quốc muốn từng bước mở rộng việc tìm kiếm tài nguyên năng lượng hơn nữa.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Châu Á đang trở thành châu lục có tốc độ phát triển công nghệ sạch nhanh nhất thế giới với mức đầu tư vào khu vực năng lượng sạch tăng trung bình mỗi năm 40% tính từ năm 2006 đến 2008.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BJO) ngày 1/10 cho biết chỉ số lòng tin của giới doanh nghiệp Nhật Bản đã tăng quý thứ hai liên tiếp khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang dần phục hồi từ cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Cơ quan Hàng không dân dụng Hongkong (CAD) vừa công bố lộ trình bay mới giúp các chuyến bay từ châu Âu, Trung Quốc đại lục, Trung Đông và Đông Nam Á đến Khu hành chính đặc biệt thuộc Trung Quốc này tiết kiệm được 14 phút bay.
Báo The New York Times (Mỹ) hôm 3-10 tiết lộ rằng một cuộc phân tích bí mật của các chuyên gia Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) kết luận rằng Iran đã có đủ dữ liệu để có thể thiết kế và chế tạo một quả bom nguyên tử
Chương trình chế tạo tàu Thần Châu nằm trong kế hoạch hàng không vũ trụ chở người của Trung Quốc, được thai nghén từ đề án của Viện Nghiên cứu kỹ thuật tên lửa Trung Quốc, Viện Nghiên cứu kỹ thuật không gian Trung Quốc và Viện Nghiên cứu kỹ thuật không gian Thượng Hải. Chương trình này nằm trong khuôn khổ Đề án 921 tuyệt mật, được đích thân Chủ tịch Giang Trạch Dân chỉ đạo thực thi vào năm 1992. Tên con tàu cũng do vị Chủ tịch này đặt với ý nghĩa, đất nước thần thánh.
Theo báo cáo thường niên “Tự do kinh tế thế giới 2009” của Viện CATO (Mỹ) công bố ngày 15/9, Đặc khu hành chính Hongkong (Trung Quốc) tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế tự do nhất thế giới.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.