Chiến dịch khắc phục hậu quả vụ tràn dầu trên Vịnh Mexico cuối cùng cũng đi đến hồi kết sau khi Tập đoàn năng lượng BP của Anh thông báo quá trình bịt vĩnh viễn giếng dầu bị rò rỉ sẽ bắt đầu được thực hiện từ ngày 3/8.
Theo TTXVN, Phó chủ tịch BP Kent Wells cho biết, các kỹ thuật viên của tập đoàn hôm 2/8 đã tiến hành thử nghiệm bơm hỗn hợp bùn nặng để bịt miệng giếng và sau đó sẽ đánh giá kết quả để có những bước điều chỉnh cần thiết. Chiến dịch khóa vĩnh viễn giếng dầu này có thể sẽ hoàn tất trong vài ngày tới.
Tuy nhiên chiều cùng ngày, BP thông báo đã phát hiện một lỗ rò khí nhỏ ở nắp giếng và việc này đã làm chậm tiến trình bơm thử cũng như kế hoạch bịt miệng giếng vĩnh viễn.
Mặc dù vậy, BP dự kiến vẫn thực hiện việc đóng chặt giếng theo lịch trình đã định. Nếu việc bơm hỗn hợp chất lỏng và vật liệu rắn trên thành công, các kỹ thuật viên của BP sẽ triển khai bước cuối cùng là đổ bê-tông để bịt miệng giếng vĩnh viễn.
Chính quyền Mỹ cho biết tổng cộng khoảng 4,9 triệu thùng dầu, tương đương 780 triệu lít dầu thô và khí đã chảy ra từ giếng dầu bị thủng sau vụ nổ và chìm giàn khoan Deepwater Horizon ngày 20/4 vừa qua.
Ước tính BP chỉ thu hồi được khoảng 800.000 thùng dầu (127 triệu lít) đổ ra biển. Con số xấp xỉ 5 triệu thùng dầu trên nhiều gấp gần 20 lần so với lượng dầu tràn ra vùng ven biển bang Alaska của Mỹ năm 1989 do vụ đắm tàu chở dầu Exxon Valdez.
Cho tới nay, những chi phí cho việc giải quyết hậu quả của vụ tràn dầu trên vịnh Mexico đã lên tới 32,2 tỷ USD, trong đó có 20 tỷ USD nộp vào một quĩ bồi thường. Từ chỗ lãi ròng 5,6 tỷ USD trong quí 1, BP bị lỗ ròng tới 17 tỷ USD trong quí 2.
Theo Sunday Times, BP dự kiến sẽ phải chi tới 50 tỷ USD cho thảm họa tràn dầu nói trên và trong vòng 18 tháng phải bán đi một khối lượng tài sản trị giá tới 30 tỷ USD. Hai cổ đông khác trong liên doanh giàn khoan dầu bị nổ Deepwater Horizon là Andarko (25% cổ phần) và Mitsui (10%) cũng phải cùng BP bồi thường tổn thất.
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal cho rằng, nếu chứng minh được vụ rò rỉ dầu xuất phát từ sự cẩu thả của BP, tập đoàn này có thể bị buộc đền bù lên đến 4.300 USD/thùng. Và trong trường hợp đó, món nợ của tập đoàn Anh sẽ đội lên rất nhiều ngoài các chi phí đền bù và dọn dẹp khác.
Theo những số liệu đưa ra vào cuối tháng 6, lượng dầu tràn là 35.000-60.000 thùng/ngày, nghĩa là rất xa so với con số 12.000-19.000 thùng/ngày được đưa ra vài tuần trước đó. BP ước tính, chỉ khoảng 5.000 thùng dầu tràn ra biển mỗi ngày, trong khi Chính phủ Mỹ lại đưa ra con số gấp hơn mười lần, khoảng 65.000 thùng/ngày.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Giám đốc điều hành Nobert Reithofer của hãng xe BMW vẫn thường tự hào rằng, BMW là một trong những công ty đầu tiên bắt đầu cắt giảm việc làm vào năm 2007 khi dự báo trước được sự sa sút diễn ra sau đó của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Tập đoàn Hàng không và Vũ trụ châu Âu (EADS) - công ty mẹ của hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Airbus - vừa quyết định nâng mức dự báo tài chính của mình và cam kết sẽ tăng sản lượng máy bay, sau khi nhận được một lượng lớn đơn đặt hàng mới.
Ngày 5/8, Thủ tướng Nga Vladimir Putin công bố nước này sẽ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc từ ngày 15/8 đến 31/12 và thậm chí có thể kéo dài lâu hơn nữa nếu cần thiết.
Ukraine đang đề xuất với Nga dự án tăng lượng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu thông qua hệ thống quá cảnh khí đốt của Ukraine. Theo dự tính, dự án này sẽ “rẻ” hơn rất nhiều so với dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream, Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov cho biết.
Khủng hoảng tài chính, thâm hụt ngân sách, mong muốn các lãnh đạo làm gương để ủng hộ lối sống xanh và khôi phục niềm tin với người dân vào chính quyền...
Nga sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Đồng thời, Kuwait – thành viên của OPEC và là đối tác chiến lược mới của Nga tại vùng vịnh Ba Tư, cũng dự kiến sẽ ký với Nga thỏa thuận về năng lượng nguyên tử. Thỏa thuận này có thể mang lại cho Nga hàng tỷ lợi nhuận.
Các quan chức của Nga cho hay, mặc dù quy mô kinh tế thương mại giữa Nga với Trung Quốc đang nhanh chóng khôi phục lại mức trước khủng hoảng, nhưng những dự án đầu tư tốt trong lĩnh vực năng lượng Nga thường không dành cho Trung Quốc.
Nga đã công bố một chương trình tư hữu hóa với quy mô lớn, đây cũng là lần đầu tiên Nga bán cổ phần doanh nghiệp thuộc sở hữu quốc gia có quy mô lớn nhất kể từ khi nước này từ bỏ chế độ chủ nghĩa cộng sản để đi theo chế độ tư hữu hóa.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.