Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga công bố về chương trình tư hữu hóa quy mô lớn

Nga đã công bố một chương trình tư hữu hóa với quy mô lớn, đây cũng là lần đầu tiên Nga bán cổ phần doanh nghiệp thuộc sở hữu quốc gia có quy mô lớn nhất kể từ khi nước này từ bỏ chế độ chủ nghĩa cộng sản để đi theo chế độ tư hữu hóa.

Theo chương trình tư hữu hóa có phạm vi rộng rãi mà Nga tuyên bố, trong 3 năm tới, chính phủ hy vọng có thể huy động được 20 tỷ USD tiền vốn bằng việc bán cổ phần của các công ty quốc doanh.

Tuy nhiên, chính phủ Nga không hẳn muốn từ bỏ việc kiểm soát đối với các doanh nghiệp quốc doanh, mà muốn tiếp tục kiểm soát các cơ quan quan trọng, bởi vì các công ty này chỉ có thể để 25% cổ phần được lên sàn. Những doanh nghiệp tham gia vào chương trình tư hữu hóa lần này bao gồm Công ty dầu mỏ quốc gia, Công ty vận tải quốc gia, hai ngân hàng quốc doanh và một công ty quản lý điện.

Năm tới, Nga sẽ tổ chức một cuộc bầu cử, trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Nga vẫn đang phình to. Điện Kremlin không muốn nâng thuế hay cắt giảm phúc lợi xã hội trước thềm bầu cử, cho nên đành phải chọn cách bán tài sản nhà nước.

Nga có khoảng 500 tỷ USD vàng và dự trữ ngoại tệ, phần lớn trong đó được thu về từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Điện Kremlin đang cố gắng bảo đảm an toàn cho kho dự trữ này, chính phủ lo ngại, giá năng lượng có thể lại một lần nữa sụt giảm.

Năm ngoái, nền kinh tế Nga thu hẹp 8%, là nền kinh tế có biểu hiện tồi tệ nhất trong bốn nước BRIC. Năm nay, kinh tế Nga đã bắt đầu phục hồi, tăng trưởng GDP cũng đạt khoảng 4%.

Nhà chiến lược trưởng của Ngân hàng đầu tư Aten – ông Peter Westin cho rằng, khi giá dầu tăng vọt vào năm 2008, sự kiểm soát kinh tế của chính phủ Nga cũng đạt tới cao trào. Theo ông: “Họ cần phải huy động vốn. Họ có thể tăng thuế, nhưng tư hữu hóa lại là một con đường thuận lợi. Ngoài ra, chỉ cần nghe thấy những tuyên bố của Tổng thống Nga Medvedev, chúng ta sẽ hiểu rõ điều này, hầu hết trong cả năm ngoái, về cơ bản tổng thống đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, chính phủ quản lý quá nhiều việc tại Nga, so với chế độ tư hữu, hiệu quả của chế độ quốc hữu thấp hơn nhiều”.

Về phương diện chuyển đổi chính sách, TT Medvedev còn tuyên bố một kế hoạch, trong 10 năm tới, giảm phân mức nắm giữ nền kinh tế của quốc gia từ 50% như hiện nay xuống còn 30%.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cảm thấy thận trọng, thái độ của họ đối với các cổ đông nhỏ có lúc thô lỗ và vô lý. Tuy nhiên, ông Westin đã phản bác rằng, những công ty Nga bán cổ phiếu trên Sàn chứng khoán London đều minh bạch. Ngân hàng Aten mà ông Westin đang làm đang giúp người nước ngoài đầu tư vào Nga

(vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Kinh tế Anh tăng trưởng gấp đôi dự đoán ban đầu
  • Tây Ban Nha: Lạm phát ở mức cao nhất trong 18 tháng
  • Nga sẽ bán cổ phần tại 11 nhà máy quốc doanh
  • Anh muốn khôi phục hợp tác kinh tế, thương mại với Ấn Độ
  • Ukraine và Belarus nhất trí về quá cảnh dầu mỏ từ Venezuela
  • Nga đầu tư mạnh ngành công nghiệp không gian
  • Hy Lạp ban bố lệnh khẩn giải tán cuộc đình công của giới tài xế
  • Quan điểm của châu Âu về dự án South Stream