Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nước trong Eurozone sẽ bị "trừng phạt tự động" nếu để thâm hụt dưới 3%

Đức và Pháp đã quyết định đưa ra một điều chỉnh về vấn đề “các hình phạt tự động”

Các Bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn những luật mới, tự động trừng phạt các quốc gia của EU nếu không tuân theo các luật về ngân sách được đề ra. 

Kế hoạch do Ủy ban châu Âu đề xuất này sẽ trừng phạt các quốc gia không kiểm soát các khoản nợ của họ và gây ra một mối đe dọa cho đồng Euro. Các hình phạt sẽ được áp dụng một cách tự động. Tuy nhiên, các chính phủ sẽ được gia hạn 6 tháng để giảm thâm hụt xuống mức giới hạn 3% trước khi phải gánh chịu một mức phạt theo đề xuất trên.

Các hình phạt tự động

Theo Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy:  “Một quốc gia với mức thâm hụt quá mức không áp dụng các biện pháp điều chỉnh cần thiết trong thời hạn 6 tháng cho phép sẽ bị trừng phạt”. Hình phạt này đã được Chính phủ Pháp đề xuất trước đó nhưng gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Hà Lan và Italia. Tuy nhiên, sau đó, với sự hậu thuẫn của Đức cùng với cho thêm điều khoản nhượng bộ trong thời hạn xử lý 6 tháng, giải pháp này đã tìm được hướng giải quyết.

Theo luật trừng phạt tự động mới, các chính phủ sẽ phải duy trì lượng tiền mặt bằng với mức phạt trong một tài khoản ngân hàng. Nếu thâm hụt của họ vượt quá mức giới hạn cho phép và không thể trở lại mức đó trong vòng 6 tháng thì họ sẽ bị phạt trừ phi phần lớn các chính phủ EU đề nghị từ bỏ hình phạt đó.

Phương tiện cứu trợ

Những luật mới được đề xuất nhằm ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng nợ xảy ra trong mùa hè này khi khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bước vào cứu trợ chính phủ Hy Lạp ngập chìm trong nợ nần. Sau đó, một gói cứu trợ lớn hơn lại được đưa ra để chặn đứng “sự lây lan” của cuộc khủng hoảng nợ tới các quốc gia khác như Ai-len, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Tổng thống Sarkozy cho hay Pháp và Đức cũng muốn đưa ra một phương tiện cứu trợ cho các quốc gia của Eurozone trước khi gói cứu trợ hiện tại kết thúc vào năm 2013. Theo ông, làm như vậy đòi hỏi phải có một sự sửa đổi Hiệp ước Lisbon mặc dù vẫn chưa rõ ràng liệu sửa đổi này có được tất cả 27 quốc gia thành viên của EU phê chuẩn hay không.

Bảng số liệu của EU năm 2009

Các thành viên của EU

Thâm hụt

Nợ

Mục tiêu của EU

3.0%

60%

Italia

5.3%

116%

Hi Lạp

13.6%

115%

Bỉ

6.0%

97%

Pháp

7.5%

78%

Bồ Đào Nha

9.4%

77%

Đức

3.3%

73%

Anh

11.5%

68%

Cộng hòa Ai-len

14.3%

64%

Tây Ban Nha

11.2%

53%

Nguồn: Cục thống kê châu Âu (EuroStat)

Những luật mới này sẽ yêu cầu các chính phủ quốc gia không chỉ phải giữ mức thâm hụt trong giới hạn cho phép hiện tại là 3% GDP mà còn phải giảm một cách tích cực tổng nợ xuống 60% GDP. Mỗi năm, các chính phủ có thể sẽ  phải cắt giảm 1/20 nợ vượt mức. Ví dụ, một quốc gia với tỷ lệ nợ so với GDP là 100% thì mỗi năm sẽ phải cắt giảm 2%. Hầu hết các thành viên của Eurozone đều vi phạm mức giới hạn 60%. Bỉ, Italia và Hi Lạp có mức nợ gần hoặc vượt quá 100% GDP. Và gần như tất cả các chính phủ của các quốc gia Eurozone hiện tại đều vượt quá giới hạn thâm hụt cho phép là 3% do phải đấu tranh chống lại tỷ lệ thất nghiệp cao và sự tăng trưởng uể oải. Tuy nhiên, các chính phủ sẽ có một thời gian trì hoãn 3 năm để thực hiện đúng theo các luật đề ra. Theo các luật lệ cũ, một chính phủ có thể bị phạt do để thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% nếu phần lớn các thành viên của EU cùng biểu quyết như vậy. Thực tế, điều này chưa bao giờ xảy ra, đặc biệt như cả Đức và Pháp đều đã va chạm với luật này.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Lạm phát khối EU bất ngờ tăng cao nhất 2 năm
  • Lẽ ra nước Anh đã tránh được khủng hoảng?
  • Nga thông qua chương trình tư nhân hóa 900 DN nhà nước
  • Kinh tế Anh tăng trưởng nhưng vẫn thiếu an toàn
  • EC thúc việc thắt chặt các quy định liên quan tới thị trường tài chính
  • Hai thách thức đối với Hội nghị thượng đỉnh EU
  • Hungary “ngập ngụa” trong bùn đỏ
  • Nga cổ phần hóa ”tài sản chiến lược”