Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lẽ ra nước Anh đã tránh được khủng hoảng?

Một bài viết rất đáng chú ý trên Telegraph hôm 28/10 vừa qua. Theo đó nếu chính phủ Anh biết lắng nghe những lời cảnh báo nghiêm túc và đầy trách nhiệm của Charles Bean, phó Thống đốc ngân hàng Anh từ 4 năm trước thì đã có thể tránh được cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng như hiện nay.

Charles Bean cho rằng, nếu những thống kê tốt hơn và làm khác đi thì đã có thể giúp ngân hàng dự đoán suy thoái kinh tế và từ đó đưa ra chính sách thích hợp để tránh một cuộc khủng hoảng.

Có nhiều bằng chứng được đưa ra vào đầu năm 2008 cho thấy chúng ta đang tiến tới suy thoái.
 
Tuy nhiên, nhiều người đã bỏ qua các cảnh báo và giải thích về bằng chứng do họ “đeo những chiếc kính màu hồng”. Đơn giản họ không đủ trí tuệ để hoài nghi và nhận ra. Tháng 3/2001 Bộ trường tài chính Anh lúc đó là ông Gordon Brown nói rằng “Thưa ngài phó thống đốc, chúng ta sẽ không gặp lại sự bùng bổ và phá sản”, câu nói đó vẫn còn dư âm khủng khiếp.

Nhưng mọi sự đã rõ ràng khi mà vào năm 2008 chúng ta đã đi tới suy thoái kinh tế và tỉ giá tiền tệ đã bị cắt giảm.

Ngày 6/6/2008 tôi đã viết “Các bạn yêu quý, các bạn nên xem tăng trưởng cung tiền, nó đã giảm một cách rõ rệt và chỉ số mua vào đã cho thấy dấu hiệu của sự yếu kém trong vài tháng tới, tôi cho rằng tháng Tám sẽ phải cung cấp một số cứu trợ”. Nhưng chính phủ đã không có hành động gì.

Ngày 8/7/2008 sau khi những báo cáo về số liệu sản xuất xấu đi rõ rệt, tôi nói “Rõ ràng với tôi, chúng ta đang hướng đến suy thoái và thực tế cần phải cắt giảm lãi suất ngay lập tức”. Lời cảnh báo này một lần nữa không có tác dụng gì với giới hữu trách và cho đến ngày 8/10/2008 họ mới bắt đầu cắt giảm lãi suất với tốc độ quá ít và thời gian quá muộn.

Xa hơn nữa, ngay từ tháng 2/2006, cuộc khủng hoảng nợ dẫn đến suy thoái kinh tế cũng đã dần hiện hình. Bạn không cần kiến thức chuyên môn về ngân hàng. Các bằng chứng đã rõ. Tháng đó chúng tôi bắt đầu một loạt bài viết mang tựa tề  “Thập kỷ của nợ”, cảnh báo về tác động của “núi” nợ của Anh và lập các chủ đề trong các trang này cho những tháng và những năm tiếp theo.

Ngày 14/2/2006, trong một bài viết dưới tiêu đề "khủng hoảng tín dụng đang chờ Brown" đã đưa ra lời cảnh báo. “không chỉ người tiêu dùng đang “chết đuối”. Các khu vực tài chính công cũng không thể kiểm soát. Chỉ bằng cách hãm lại sự tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu hoặc cả hai. Những tác động đến nền kinh tế, tiêu dùng chậm lại, chúng ta sẽ có một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy trong 15 năm trở lại đây. Tất cả những dấu hiệu đang cho thấy điều đó”.

Di sản của ông Brown là một thập kỷ của nợ xấu, một di sản được kế thừa đã rút ngắn nhiệm kỳ thủ tướng của chính ông và để lại gánh nặng cho người kế nhiệm.

Nhưng rõ ràng sự nghiệp của một vài chính trị gia không quan trọng bằng sự thiệt hại do khủng hoảng nợ mà nước Ạnh phải hứng chịu.

(tamnhin)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Nga thông qua chương trình tư nhân hóa 900 DN nhà nước
  • Kinh tế Anh tăng trưởng nhưng vẫn thiếu an toàn
  • EC thúc việc thắt chặt các quy định liên quan tới thị trường tài chính
  • Hai thách thức đối với Hội nghị thượng đỉnh EU
  • Hungary “ngập ngụa” trong bùn đỏ
  • Nga cổ phần hóa ”tài sản chiến lược”
  • Sẽ có du lịch không gian sau 18 tháng?
  • Nhu cầu đồng của châu Âu sẽ tăng 20% trong năm nay