Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong tuần này sẽ rất căng thẳng với hai vấn đề cấp bách, giữa lúc EU đứng trước một vấn đề khó khăn là xem xét lại Hiệp ước Lisbon, theo yêu cầu của hai thành viên chủ chốt là Đức và Pháp.
Các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU đang đối mặt hai thách thức tại hội nghị thượng thượng đỉnh hai ngày (bắt đầu từ ngày 28/10) là biến những bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 thành các quy định khắt khe nhằm siết chặt kỷ luật về nợ và thâm hụt ngân sách của các nước thành viên trong khối.
Tuy nhiên, đề xuất gây tranh cãi do Đức và Pháp đưa ra trong tuần trước này đã bị nhiều nước thành viên chỉ trích là "phi lý", khi nó yêu cầu sửa lại một số quy định về ngân sách trong Hiệp ước Lisbon vốn mới có hiệu lực từ tháng 12/2009 sau 8 năm đàm phán gay go căng thẳng. Một nhà ngoại giao EU nói: "Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, gây hoang mang cho một số nước thành viên. Vấn đề này sẽ trở thành đề tài nóng tại Hội nghị thượng đỉnh EU sắp tới".
Khái niệm "viết lại Hiệp ước Lisbon" mới xuất hiện, khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bất ngờ có quan điểm khác về cơ chế điều hành kinh tế hiện nay. Trong nỗ lực giải cứu khẩn cấp Hy Lạp và giữa những lo ngại về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng nợ quốc gia trên diện rộng ở châu Âu, ban lãnh đạo EU trong năm nay đã thành lập một “quỹ giải cứu” trị giá 440 tỷ euro mang tên Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF). Quỹ này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào năm 2013.
Đức, nước đóng góp lớn nhất trong các nỗ lực giải cứu của EU, trước kia ủng hộ một “quỹ giải cứu” tạm thời. Thế nhưng hồi tuần trước, Thủ tướng Merkel đã ủng hộ việc Tổng thống Sarkozy kêu gọi thiết lập một quỹ lâu dài để củng cố liên minh tiền tệ châu Âu (Eurozone). Song, để đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp Đức, việc biến EFSF thành một quỹ ổn định lâu dài đòi hỏi Hiệp ước Lixbon phải có một số sửa đổi.
Nhà ngoại giao EU nói trên nhấn mạnh: "Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ phải giải quyết vấn đề làm thế nào để thiết lập một cơ chế đáng tin cậy liên quan đến quản lý nợ và thâm hụt ngân sách trong các nước thành viên Eurozone".
Về phần mình, Tổng thống Sarkozy đã đề cập các mức trừng phạt "mềm" hơn đối với những nước vi phạm quy định ngân sách. Song, phát ngôn viên về các vấn đề kinh tế John Schranz của Nghị viện châu Âu nói: "Chúng tôi không hài lòng với các đề xuất của Đức và Pháp. Chúng tôi muốn các lệnh trừng phạt khắt khe hơn, trái với đề xuất khá mềm dẻo của Đức và Pháp".
Đề xuất giảm bớt hình phạt đối với các nước vi phạm quy định ngân sách cũng vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ phía Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Các nước ủng hộ quy định thắt chặt ngân sách (trong đó có Hà Lan, Thụy Điển và Phần Lan) không cho rằng các quy định mới do Đức và Pháp đề xuất “sẽ có hiệu quả".
(Việt Phương // tamnhin tổng hợp)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com