IMF sẽ kêu gọi các bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro tăng giá trị quỹ cứu trợ khẩn cấp hơn 1.000 tỷ USD trong cuộc họp sẽ diễn ra ngày mai, 7/12.
Dominique Strauss-Kahn, người đứng đầu Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cũng sẽ đưa ra lời đề nghị ngân hàng Trung ương Châu Âu mua trái phiếu nhiều hơn để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ lan rộng.
Trọng tâm của cuộc họp diễn ra vào ngày mai với sự tham gia của 27 thành viên khu vực đồng tiền chung Euro - Euro zone - sẽ là báo cáo của IMF và tình trạng nợ công của các nước Châu Âu.
Nền kinh tế khu vực Châu Âu hiện là một trong những mắt xích trọng yếu nhất của nền kinh tế toàn cầu khi Ireland đã nối gót Hy Lạp xin cứu trợ để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng nợ công.
Những động thái can thiệp mới đây của ECB - ngân hàng trung ương Châu Âu - thông qua việc mua trái phiếu chính phủ đã phần nào giúp tình hình tài chính của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay Italia giảm bớt áp lực.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng, điều này là chưa đủ để cứu các quốc gia khu vực đồng tiền chung Châu Âu ra khỏi mối nguy hiểm thực sự.
Báo cáo của IMF cho rằng, sự phục hồi của khu vực Eurozone, được dẫn đầu bởi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất là Đức có thể “dễ dàng chệch hướng” bởi cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ lan rộng này. Vì vậy, việc tăng giá trị quỹ cứu trợ khẩn cấp cho các thành viên trong khối là cần thiết.
Tuy nhiên, bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha cho rằng, đây không phải là thời điểm thích hợp để đưa ra vấn đề tăng quỹ.
IMF cũng kêu gọi ECB mở rộng chương trình mua trái phiếu nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường các nước Châu Âu. Tuy nhiên, Chủ tịch ECB, ông Jean-Claude Trichet lên tiếng khẳng định rằng cơ quan này hiện vẫn chưa có dự định mở rộng chương trình mua trái phiếu.
Trong khi đó, chính phủ Đức đã lên tiếng phản đối lời kêu gọi của IMF vì cho rằng điều này sẽ làm tăng gánh nặng thuế má đối với người dân nước này. Tuy nhiên, có thể Đức cũng sẽ buộc phải tuân thủ những đề xuất này nếu các quốc gia khác trong khu vực đều đồng thuận.
Tây Ban Nha đã công bố một loạt các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính như cải cách lương hưu, tăng thuế thuốc là và giảm trợ cấp cho ngành năng lượng gió.
Bồ Đào Nha, được coi là con cờ “domino” tiếp theo của khu vực Euro zone đã phản đối việc Châu Âu đặt quốc gia này vào vị trí đầu trang của danh sách các quốc gia cần hỗ trợ ngân sách trong năm 2011.
(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com