Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lo ngại Ireland sẽ trở thành Hy Lạp thứ 2

Vừa qua, tình hình nợ Ireland ngày càng trở nên căng thẳng, các thông tin về việc Ireland sắp tới yêu cầu viện trợ từ châu Âu (EU) đang ngập tràn các tờ báo. Dưới sự thúc đẩy tình hình khủng hoảng phi lí tính của thị trường tài chính, thế giới đang lo ngại Ireland có thể trở thành Hy Lạp thứ 2, dấy lên làn sóng khủng hoảng nợ lần 2 khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Chi phí tài chính tăng mạnh

Ngày 11/11, lãi suất trái phiếu chính phủ Ireland trong vòng 10 năm đạt gần 9%, cao hơn 7% so với trái phiếu Đức có lãi suất cao nhất khu vực Eurozone, đạt mức cao nhất kể từ khi đồng Euro xuất hiện năm 1999. Điều này có nghĩa chi phí vay nợ chính phủ Ireland tập trung vốn từ thị trường tài chính đã cao tới mức khó có thể chịu đựng được.

Các nhà đầu tư lo lắng Ireland rất có khả năng sẽ bước tiếp vào lối đi của Hy Lạp, chỉ có dựa vào khởi động cơ chế viện trợ của EU mới có thể vượt qua được cửa ải này, đồng thời gây ra phản ứng dây chuyền trong khu vực Eurozone, khơi dậy đợt sóng khủng hoảng lần 2 còn mạnh hơn cả Hy Lạp.

Để làm dịu những lo lắng của thị trường, Chủ tịch ủy ban châu Âu Barroso gần đây liên tiếp đứng lên tuyên bố, Ireland vẫn chưa yêu cầu viện trợ, còn theo cơ chế hiện hành của EU có thể đưa ra các khoản viện trợ cho Ireland bất cứ lúc nào. Lãnh đạo Ireland cũng nhấn mạnh, Ireland không hề cần viện trợ. Sự việc này khiến mọi người đều liên tưởng đến cảnh trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp.

Con số thâm hụt tài chính đáng kinh ngạc

Hai nhân tố dẫn tới khủng hoảng nợ của Ireland bao gồm: Một là, các nhà đầu tư cho rằng Ireland bất lực trước việc giải quyết khủng hoảng nợ nghiêm trọng của nước này, sự lựa chon duy nhất chính là dựa vào sự viện trợ của EU; Hai là, lo ngại của thị trường, trong quá trình EU viện trợ Ireland sẽ lựa chọn các nhà đầu tư nhận nắm giữ trái phiếu chính phủ Ireland chịu tổn thất nhất định, thực hiện tái cơ cấu nợ. Do đó, các nhà đầu tư bắt đầu tung trái phiếu chính phủ Ireland ra thị trường, gây nên chi phí tài chính của chính phủ Ireland ngày càng tăng mạnh.

Tình hình nợ của Ireland khá nghiêm trọng, do khủng hoảng tài chính Quốc tế dẫn đến bùng nổ bong bóng bất động sản, từ đó uy hiếp tới sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính. Cuối tháng 9 năm nay, chính phủ Ireland tuyên bố, do hỗ trợ cho 5 ngân hàng lớn của nước này nên có thể tiêu hao khoản tiền lớn nhất 50 tỷ Euro, dự kiến thâm hụt tài chính năm nay có thể tăng tới mức 32% GDP, con số này vượt xa hơn so với Hy Lạp, là trường hợp hiếm thấy trong lịch sử.

Lo ngại thứ 2 của các nhà đầu tư một phần từ lời nói của thủ tướng nước Đức Angela Merkel ngày 11/11 khi bà này nhấn mạnh trong tương lai khi viện trợ cho quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ, các nhà đầu tư tất sẽ phải trả giá chứ không thể chỉ để những người nộp thuế phải gánh chịu.

Hai lo ngại lớn của thị trường đều có lý nhưng cũng tồn tại nhân tố phi lý. Trước tiên, từ tình hình nợ có thể thấy, mặc dù thâm hụt tài chính Ireland đáng kinh ngạc, ngân sách cũng thâm hụt nhưng sức ép nợ không hề cấp bách. Theo tính toán, Ireland đến giữa năm tới sẽ không tồn tại tình trạng hết hạn nợ, điều này khác so với tình hình của Hy Lạp. Thứ 2, các nhà đầu tư lo lắng một khi Ireland rơi vào khủng hoảng, mặc dù EU có ra tay hỗ trợ, thì bản thân họ cũng vẫn phải chịu tổn thất, điều này hoàn toàn sai lầm. Những điều thủ tướng Đức nói thực tế là nhắm tới cơ chế ứng phó khủng hoảng lâu dài của khu vực Eurozone mà nội bộ EU hiện nay đang bàn bạc, và việc cơ chế cứu trợ hiện nay cho Ireland là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Bất luận có lý hay không có lý, khủng hoảng thị trường đã có gây ra nguy hiểm rõ rệt, không chỉ gây ra việc chi phí vay nợ của Ireland tăng mạnh, khiến tình cảnh khó khăn của Ireland lại càng trầm trọng hơn; hơn nữa đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đều đang chịu ảnh hưởng, lãi suất trái phiếu của hai nước này gần đây cũng tăng không ổn định.

Có thể nói, nếu tình hình Ireland không nhận được sự khống chế có hiệu quả, thì hoàn toàn có khả năng dẫn đến hiệu ứng Domino, gây ra khủng hoảng nợ trên diện rộng hơn. Ireland đã trở thành đầu tuyến ngăn chặn làn sóng khủng hoảng nợ lần 2.

(Theo Phùng Thủy // Diễn đàn doanh nghiệp // chinadaily)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Khủng hoảng nợ châu Âu: Giới đầu tư hoang mang
  • EU: Nguy cơ đối mặt với nhiều gói cứu trợ mới
  • Anh muốn đo hạnh phúc của người dân
  • Kinh tế Anh hứa hẹn khởi sắc sau đám cưới hoàng gia
  • Một cuộc khủng hoảng, 2 cách phản ứng
  • Ba Lan cho Mỹ mượn căn cứ không quân triển khai F-16
  • Châu Âu chính thức thông qua gói giải cứu Ireland 113 tỷ USD
  • Anh tuyên bố cắt giảm 20% số lao động nhập cư