Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu: Kinh doanh hàng hiệu lại khởi sắc

Giữa cơn khủng hoảng của đồng euro và trong khi chính phủ nhiều nước trong khu vực đồng euro phải đưa ra hàng loạt chính sách thắt lưng buộc bụng, các hãng sản xuất đồ hiệu ở châu Âu lại thấy việc đông tiền chung giảm giá đang giúp việc kinh doanh của họ thêm thuận buồm xuôi gió.

Nhà sản xuất hàng xa xỉ Louis Vuitton của Pháp vừa mở một của hàng nữa ở London vào tuần trước. Trong cửa hàng mới khai trương trên phố New Bond, những chiếc túi du lịch bằng da và những đồ phụ kiện thời trang gắn mác Louis Vuitton có giá từ 150 USD đến 70.000 USD. Khách hàng chủ yếu là giới ngoại kiều giàu có ở London và những khách du lịch ưa mua sắm đến thủ đô nước Anh từ khắp nơi trên thế giới.

Giám đốc điều hành Louis Vuitton, ông Yves Carcelle cho biết: "Vì chúng tôi sản xuất hàng ở các nhà máy tại Pháp và Ý, rồi bán tất cả các sản phầm này ra toàn thế giới, nên việc đồng euro giảm giá giờ là cơ hội chứ không phải là thách thức đối với chúng tôi”.

Doanh số của các nhãn hiệu hàng xa xỉ đang bắt đầu tăng khi nền kinh tế thế giới phục hồi và người tiêu dùng lại chi tiêu nhiều hơn. Và việc đồng euro mất giá đang tiếp thêm sức tăng trưởng này. Khi đồng euro mất giá 1/5 so với đồng đôla Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 11.2009 đến nay, các nhà sản xuất hàng xa xỉ ghi nhận tình trạng chi phí sản xuất giảm đáng kể, trong khi lợi nhuận lại đang tăng lên.

Nhãn hiệu thời trang cao cấp Hermes của Pháp, và Prada của Ý cũng cho biết doanh thu của họ đang tăng nhanh chóng. Richemont, nhà sản xuất hàng hiệu của Thuỵ Sĩ với hai nhãn hàng Cartier và Montblanc cho biết doanh thu của tháng 4 năm nay cao hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là một trong những lý do khiến giá cổ phiếu của Richemont tại thị trường châu Âu vào hôm 25.5 tăng 5.6% lên mức 38.63 euro/cổ phiếu. Các nhà sản xuất hàng hiệu khác của châu Âu cũng đang chứng kiến điều tương tự. Giá cổ phiếu của hãng sản xuất đồng hồ và nữ trang cao cấp Bulgari tăng 5.2% lên mức 5.97 euro/cổ phiếu, giá cổ phiếu của nhà sản xuất đồng hồ Swatch tăng 6,2% lên 301,70 franc Thuỵ Sĩ

Tuy nhiên, phó tổng giám đốc Richard Lepeu của Richemont, hãng hàng xa xỉ Thuỵ Sĩ tuy vẫn vẫn quan ngại về việc cuộc khủng hoảng đồng euro có thể tác động xấu đến các nền kinh tế khác như Mỹ chẳng hạn, và rồi sẽ ảnh hưởng đến thị trường hàng xa xỉ ở nơi đó. "Chút tin tức tốt duy nhất là Châu Á Thái Bình Dương vẫn đang (phát triển) bùng nổ”, Lepeu nhận xét.

Trong quý đầu năm nay, đồng hồ Thuỵ Sĩ xuất khẩu sang các nước châu Á tăng mạnh, 80% hàng đồng cao cấp được đưa đến Trung Quốc. Điều này đúng với nhận xét của chuyên gia Davide Vimercati, ở ngân hàng lớn nhất nước Ý UniCredit: "Năm tới Trung Quốc sẽ trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, vượt qua Nhật Bản. Ở Trung Quốc có một nhu cầu khổng lồ về đồng hồ và trang sức đắt tiền".

( Theo Hùng Khương // SGTT Online)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Xe buýt chạy dưới nước, giá 980.000 USD
  • Nhật Bản: Chính trường bất ổn ảnh hưởng tới nền kinh tế
  • Một căn bệnh dịch hạch mới ở Nga
  • Tây Ban Nha sẽ thu thuế người giàu
  • Nội các triệu phú có giúp được nước Anh?
  • TTg Putin: Không nên quá lạc quan vào kinh tế Nga
  • Châu Âu trước nguy cơ tụt hạng tín nhiệm hàng loạt
  • Nước cờ đột phá