Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ lần hai

Châu Âu có thể xảy ra khủng hoảng tín dụng do lo ngại các chính phủ và các ngân hàng bán ra một khối lượng lớn trái phiếu trong năm 2011.

Các ngân hàng phải thu hồi các khoản vay khoảng 400 tỷ Euro trong nửa đầu năm nay. Trong khi, cũng trong thời gian đó, chính phủ châu Âu phải hoàn trả hơn 500 tỷ Euro, cũng hàng trăm tỷ Euro từ các khoản nợ thế chấp đáo hạn. Điều này có thể gây ra sự hỗn loạn trong thị trường tín dụng.

Ông Celestino Amore, người sáng lập công ty IlliquidX chuyên kinh doanh những khoản nợ khó định giá cho rằng, một cuộc khủng hoảng tín dụng thứ hai rất có thể xảy ra trong một vài tháng tới, thậm chí tồi tệ hơn trước.

Theo ông Amore, "Chính phủ có thể làm chậm lại quá trình này, nhưng không thể giải quyết được vấn đề. Vẫn còn hàng nghìn tỷ USD các khoản nợ cần được tái cấp vốn hoặc bán đi".
 
Ông cũng dự đoán sẽ diễn ra một cuộc chạy đua thanh lý tài sản - nguyên nhân gây khủng hoảng tín dụng đầu tiên vào mùa hè năm 2007.

Tuy nhiên, các nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư lớn đang tìm cách để giảm thiểu rủi ro nắm giữ trái phiếu. Do vậy, các ngân hàng và chính phủ có nguy cơ sẽ không bán hết được các khoản nợ cần phải bán do không có đủ nhu cầu mua.

Tuần trước, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh cho biết một cuộc khủng hoảng khu vực châu Âu mới được dự báo là sẽ xảy ra vào năm 2011. Theo dự báo này, riêng Tây Ban Nha và Ý sẽ phải bán hơn 400 triệu Euro trái phiếu vào những tháng đầu năm.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Nga: Sản lượng dầu mỏ 2010 đạt kỷ lục sau hậu Xô viết
  • Anh: Chỉ số thất nghiệp và lạm phát đều tăng
  • Kinh tế châu Âu vẫn ảm đạm trong năm 2011
  • 3 mối nguy hiểm đang đe dọa các ngân hàng Anh
  • Ba trọng bệnh của kinh tế châu Âu
  • Khủng hoảng nợ buộc Liên minh châu Âu phải cải tổ
  • Ngành hóa dầu Nga: Tiềm năng và thực tại
  • Động thái tích cực