Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ Anh có thể phải tăng thuế

Từ nay đến năm 2016, mỗi năm Chính phủ Anh có thể phải huy động thêm khoảng 39 tỷ bảng Anh để hạn chế các khoản vay-  Viện nghiên cứu tài chính (IFS) nước này cho biết.

Đây là mức cao hơn so với 38 tỷ bảng Anh thâm hụt ngân sách như Thủ tướng Anh đã thông báo trong Báo cáo trước ngân sách (PBR). Để đảm bảo lượng tiền này, có thể Chính Phủ sẽ tăng thuế trung bình của mỗi hộ gia đình lên khoảng 1,250 bảng Anh mỗi năm.

Ông Alistair Darling - Bộ trưởng tài chính Anh đã cảnh báo rằng suy thoái sẽ ảm đạm hơn dự báo. Có thể ông sẽ buộc phải xem xét lại mức dự báo về các khoản vay ròng cho lĩnh vực công. Trong vòng 3 năm tới, IFS cho rằng, thâm hụt ngân sách có thể lên đến 150 tỷ bảng Anh mỗi năm (chiếm hơn 10% trong GDP).

Ông Alistair Darling và Thủ tướng Gordon Brown sẽ có cuộc họp mặt lãnh đạo ngân hàng Anh để thảo luận các giải pháp được phê chuẩn tại hội nghị G20.

Tăng thuế hay “đóng băng” chi tiêu công?

IFS cho hay để huy động 39 tỷ bảng Anh mà không tăng thuế thì sẽ cần đến giải pháp “đóng băng” tiêu dùng công trong 5 năm. Chính phủ dự tính kế hoạch thắt chặt tài chính đã được thông báo trong báo cáo trước ngân sách PBR, chủ yếu được thực hiện thông qua cắt giảm tiêu dùng. Ông George Osborne - Phát ngôn viên của Đảng Bảo thủ trả lời Hãng tin BBC rằng, Đảng Bảo thủ đã không bác bỏ việc tăng thuế mặc dù họ sẽ tìm cách tránh các giải pháp này bằng việc hạn chế tiêu dùng.

Giải pháp toàn cầu

Tuần trước, lãnh đạo của các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt được sự đồng thuận trong một giải pháp giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu bằng gói cứu trợ trị giá 1,1 nghìn tỷ USD. IMF cho biết, sẽ có những sắc lệnh chống lại các quy định về tăng thuế và các quy định nghiêm khắc hơn về tài chính toàn cầu và khoảng 250 tỷ USD giành cho thúc đẩy thương mại toàn cầu.

Cuộc họp giúp đảm bảo rằng các thỏa thuận mới được chấp thuận tại hội nghị được thi hành hiệu quả tại Anh để người dân có thể tin tưởng vào các ngân hàng và các công ty Anh dễ dàng tiếp cận tài chính thương mại đang có sẵn.

(Theo BBC)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Nga nỗ lực vực dậy nền kinh tế
  • Tây Ban Nha bổ nhiệm 6 bộ trưởng mới
  • Băng tan, Italia và Thụy Sỹ phải vẽ lại đường biên giới
  • EU: Mỹ đang 'gài mìn' thị trường tài chính toàn cầu
  • Các trường đại học châu Âu lo đối phó khủng hoảng
  • Hội đàm cấp cao Nga - Ðức: Cấu trúc tài chính thế giới cần phải thay đổi
  • Italy: Sản xuất rượu lao đao vì khủng hoảng kinh tế
  • Hãng xe hơi lớn thứ hai châu Âu sa thải CEO