Nếu một đất nước tạo ra được môi trường mà ở đó, những người vốn đang kinh doanh yên ổn và thành công đột nhiên bị giáng một “đòn hiểm” khi số tiền mà chính phủ muốn “ thu” từ họ bỗng dưng tăng vọt. Và đương nhiên không thể đổ lỗi cho cái mong muốn hết sức tự nhiên của họ là sắp xếp lại tài chính, nơi ở thậm chí là quốc tịch.
Chính phủ thiếu tiền?
Kinh tế nước Pháp đang bị chìm trong sự trì trệ. Khu vực tư nhân bị đặt dưới quá nhiều sức ép trong khi ngành công nghiệp sản xuất ô tô cũng sắp rơi vào tình trạng suy thoái.
Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao kỷ lục trong 13 năm qua với 10,2% khi hơn 3 triệu người bị mất việc. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp thì không còn gì tồi tệ hơn đối với một nền kinh tế phát triển như Pháp: 22,7%.
Giá xăng dầu cũng sắp leo lên mức cao kỷ lục. Có quá nhiều thực trạng tồi tệ đang nằm chênh ềnh trong nền kinh tế Pháp.
Cuộc khủng hoảng nợ cũng đang nhấn chìm nhiều quốc gia khu vực và Pháp không phải là một ngoại lệ.
Nguồn ngân sách chính phủ đang trong tình trạng thiếu thốn. Điều này đã hối thúc tổng thống Francois Hollande đi tới quyết định quan trọng: đề xuất nâng thuế suất đánh vào những người có thu nhập trên 1 triệu bảng/năm lên mức khủng 75%.
Việc làm này động chạm đến lợi ích của quá nhiều người giàu trong đó có Bernard Arnault tỷ phú giàu nhất nước Pháp - những người được cho là đã góp phần rất lớn trong sự phát triển chung của nền kinh tế.
Tỷ phú Bernard Arnault, ông trùm đế chế Moet Hennessy Louis Vuitton |
Chảy máu chất xám - điều dễ xảy ra
Không ai biết chính xác thời điểm mà tỷ phú Bernard Arnault, ông trùm đế chế Moet Hennessy Louis Vuitton (LVMH) bắt đầu có ý định nhập quốc tịch Bỉ cũng như thực hư về việc ông muốn bỏ trốn khỏi mức thuế trên trời 75% mà tổng thống Francois Hollande đề xuất, đánh vào những người giàu.
Thế nhưng, người ta sẽ chẳng bất ngờ trước một thực tế là ông và nhiều người Pháp giàu có khác sẽ tìm cách tổ chức lại tài chính để giảm những gánh nặng quá lớn mà một đề xuất thuế khủng của chính phủ có thể gây ra.
Suy cho cùng thì chúng ta đang sống trong một thế giới mà các quốc gia đang áp dụng những hệ thống thuế khác nhau mang tính chất cạnh tranh để thu hút đầu tư cũng như doanh nghiệp. Do vậy, nếu một đất nước tạo ra được một môi trường mà ở đó, những người vốn đang kinh doanh yên ổn và thành công đột nhiên bị giáng những đòn hiểm với sự gia tăng chóng mặt về số tiền mà chính phủ muốn “tịch thu” từ họ. Và đương nhiên không thể đổ lỗi cho cái mong muốn hết sức tự nhiên của họ là sắp xếp lại tài chính, nơi ở thậm chí là quốc tịch.
Và ai có nguồn lực tài chính lớn nhất chính là những người sẽ nhận thấy rằng, di chuyển là cách dễ dàng nhất trong điều kiện như vậy. Trước kia, người ta đã nói về sự chảy máu chất xám khi thuế má tại một số khu vực nào đó tăng cao quá mức. Và khi những cá nhân này di chuyển, nguồn thu ngân sách của chính phủ đó không những sẽ bị mất mát đi rất nhiều. Hậu quả của việc tăng thuế có thể sẽ làm giảm tổng thu nhập thuế của chính phủ.
Trong báo cáo mới nhất của Hội động thuế 2020 Anh được công bố đầu năm nay, người ta đã nghiên cứu những tài liệu về quan điểm của các học giả lớn trên thế giới trước những xu hướng thay đổi thuế được đề xuất tại một số quốc gia nhằm minh họa cho sự điên rồ của những mức thuế suất cao ngất ngưởng.
Hầu hết các sinh viên kinh tế đều rất quen thuộc với đường cong Laffer. Theo đó nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu (mức mang lại nguồn thu ngân sách tốt nhất) mà lại tiếp tục tăng thì lượng thu ngân sách chỉ có thể giảm đi. Do vậy khi thuế đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lại khuyến khích đầu tư.
Và điều này thực sự có ý nghĩa trong thực tế. Năm 1962, tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã khẳng định: “cách hiệu quả nhất để tăng doanh thu trong dài hạn là cắt giảm thuế ngay lập tức”. Và sau đó, nguyên tắc này đã được tổng thống Reagan và thủ tướng Thatcher áp dụng vào những năm 1980.
Báo cáo hội đồng thuế 2020 cũng đã trích dẫn quan điểm của Thomas Piketty, Emmanuel Saez và Stefanie Stantcheva, những người đã nhìn ra được ảnh hưởng của những thay đổi về thuế đặc biệt là trong bộ phận những người giàu nhất.
Theo đó, nếu chính phủ giảm thuế, những người có thu nhập cao hoặc người giàu có sẽ có xu hướng tăng năng suất lao động và giảm ý định tránh thuế…Và tất nhiên điều ngược lại cũng đúng. Mức thuế cao hơn sẽ khiến năng suất giảm, đồng nghĩa họ sẽ tìm nhiều cách để tránh thuế…
Trốn thuế đương nhiên là một hành động bất hợp pháp nhưng tránh thuế là giải pháp được thực hiện khi người ta tìm ra những cơ chế đi ngược lại với tinh thần của bộ luật, tuy nhiên là hoàn toàn hợp pháp với mong muốn giảm gánh nặng thuế má.
Nhiệm vụ đặt ra là các chính phủ phải thay đổi hệ thống thuế, khắc phục những lỗ hổng mà họ cho phép tồn tại hơn là việc cáo buộc những người sử dụng những giải pháp tránh thuế là điều không thể chấp nhận. Thuế thấp hơn sẽ khiến mọi người giảm ý định tránh thuế và một bộ luật thuế được đơn giản hóa cũng hạn chế được những cơ hội tránh thuế.
Và nếu để sự việc rơi vào tình trạng mà khiến người ta phải cân nhắc nghiêm túc về việc thay đổi quốc tịch để giảm trách nhiệm thuế thì đó là một dấu hiệu cho thấy hệ thống thuế đó có vấn đề nghiêm trọng và cần cải cách khẩn cấp.
Tân tổng thống Hollande đang khiến cho chính phủ và người dân Pháp phải đối mặt với những khó khăn sau đề xuất tăng thuế khủng. Và đây cũng chính là một bài học quý cho những quốc gia đang có ý định tương tự. Kết quả khảo sát của BVA cho thấy một thực tế đau lòng, 55% người trả lời cho rằng họ thực sự thất vọng về những biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế của vị tân tổng thống Hollande.
(Theo VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com