Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Được ăn cả, ngã về không

Quyết định của Thủ tướng Hy Lạp Giorgios Papandreou tiến hành trưng cầu dân ý về cả gói giải pháp đối phó với khủng hoảng tài chính được thông qua tại mấy cuộc họp cấp cao mới rồi trong EU đã đẩy EU vào tình trạng chẳng khác gì nhiều như trước đó. Không chỉ tương lai của Hy Lạp mà của cả đồng Euro và EU giờ phụ thuộc vào kết quả cuộc trưng cầu dân ý này.  

Nếu bị người dân bác bỏ thì mọi chuyện chẳng khác gì sẽ bắt đầu lại từ đầu đối với Hy lạp và EU

Cho dù EU bị bất ngờ thì trên thực tế ông Papandreou cũng gần như đâu có được sự lựa chọn nào khác. Những điều kiện mà EU và các đối tác đưa ra cho chính phủ Hy Lạp đều là những giá đắt mà người dân ở đó phải trả và việc họ không hài lòng với chính phủ là chuyện dễ hiểu đến mức lô gic. Không có sự hậu thuẫn của cả xã hội thì ông Papandreou không thể thực thi được những gì đã cam kết với EU và đã được EU thoả thuận cho Hy lạp. Khi đó, Hy lạp sẽ không nhận được tiền từ EU để trả nợ và không trả nợ được thì tránh sao được nguy cơ bị phá sản. Cho nên số phận chính trị của vị thủ tướng này gắn liền với sự chấp thuận hay phản đối của người dân về cách thoát khỏi khủng hoảng. Cho nên ông Papandreou mới buộc phải để người dân quyết định và chấp nhận được thì ăn cả mà ngã thì sẽ về không.

Nếu người dân tán đồng trong cuộc trưng cầu dân ý đó thì sẽ là kết thúc có hậu đối với chính phủ Hy Lạp và cá nhân ông Papandreou cũng như đối với EU. Nhưng vì trong thời gian qua, ông Papandreou mấy lần thoát hiểm chỉ với đa số rất mong manh nên chẳng có gì chắc chắn là lần này cũng sẽ được như vậy. Nếu bị người dân bác bỏ thì mọi chuyện chẳng khác gì sẽ bắt đầu lại từ đầu đối với Hy lạp và EU. Hệ thống tài chính và ngân hàng của Hy Lạp không tránh khỏi bị sụp đổ. Rất có thể Hy lạp phải ra khỏi nhóm thành viên EU sử dụng đồng Euro và sử dụng lại đồng bản tệ xưa. Đó chính là điều mà EU tìm mọi cách tránh bằng mọi giá trong thời gian qua. Cả EU sẽ phải thấp thỏm trong những ngày tháng tới cũng vì thế.

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • Nợ công Hy Lạp: Bài học nhãn tiền
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Hy Lạp: Bãi công phản đối thắt chặt tài chính
  • Cựu Thủ tướng Ukraine lĩnh bảy năm tù giam
  • 10 nước tham nhũng nhất châu Âu
  • “Gáo nước lạnh” từ Đức hay sự thận trọng hợp lý?
  • G20 cho EU một tuần để ra kế hoạch giải quyết khủng hoảng nợ