Giá trị trái phiếu Hy Lạp có thể sẽ được cắt giảm tới 50% để giảm gánh nặng nợ nần cho quốc gia này.
Các quan chức châu Âu hiện đang nỗ lực tiến tới thỏa thuận giải cứu Hy Lạp, bao gồm cả việc mạnh tay giảm giá trị trái phiếu Hy lạp và bắt buộc các tổ chức tài chính tái cơ cấu vốn.
Hội nghị Thượng đỉnh châu Âu tại Brussels ngày 23/10 tới sẽ là hạn chót mà các nhà lãnh đạo phải đưa ra các kế hoạch giải quyết khủng hoảng nợ Hy Lạp và ngăn chặn việc lây lan sang các quốc gia khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay Italia,...
Wolfgang Schaeuble, Bộ trưởng tài chính Đức, nền kinh tế số 1 châu Âu, ngày hôm qua cho biết việc giảm nợ của Hy Lạp có thể cần sự tham gia sâu hơn của các nhà đầu tư tư nhân so với những cam kết đã được thông qua từ tháng 7.
Điều này có nghĩa việc giảm giá trị trái phiếu Hy Lạp mà các nhà đầu tư đang nắm giữ có thể không chỉ dừng lại ở con số 21% như cam kết trước đây mà có thể lên tới 50%, thậm chí là hơn nữa.
Charles Dallara, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu toàn cầu IIF, đại diện cho hơn 450 tổ chức tài chính toàn cầu cho rằng cuộc đàm phán có thể sẽ không đi đến kết quả khả quan như các nhà hoạch định chính sách đang chờ đợi.
Nhóm 5 quốc gia trong vòng nguy hiểm của khủng hoảng nợ công gồm Hy Lạp, Italy, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, (được gọi là nhóm các nước GIIPS) hiện đang còn khoảng 2,9 nghìn tỷ euro trái phiếu chính phủ chưa thanh toán, theo số liệu của Bloomberg. Trong đó, Italia chiếm hơn một nửa với khoảng 1,59 nghìn tỷ Euro.
Khoảng 413 tỷ Euro trái phiếu của GIIPS hiện đang được nắm giữ bởi 38 tổ chức tài chính lớn nhất châu Âu, tương đương với gần 40% trong tổng vốn chủ sở hữu 1,1 nghìn tỷ Euro của các tổ chức này.
Cơ quan ngân hàng châu Âu cũng đang thảo luận vấn đề nâng vốn lõi của hệ thống ngân hàng từ mức 5% hiện tại lên 9% nhằm đảo bảo tính bền vững và ổn định của hệ thống ngân hàng. Nếu quy định này được thông qua có thể dẫn tới việc 66 ngân hàng trong hệ thống cần khoảng 220 tỷ EUR để có thể được tiếp tục hoạt động.
(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com