Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EU nỗ lực cứu Hiệp ước Lisbon

Chủ tịch EC Manuel Barroso (trái) và Tổng thống Vaclav Klaus của CH Czech, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên EU, tại hội nghị hôm 18-6. Ảnh: AFP

Hôm qua 18-6, hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) khai mạc tại Brussels (Bỉ) với trọng tâm trong chương trình nghị sự là tìm cách cứu Hiệp ước Lisbon về cải tổ cơ cấu của khối.

Ireland trở thành tâm điểm trong 2 ngày hội nghị khi các nhà lãnh đạo EU cố gắng tìm kiếm một thỏa thuận với nước này, nhằm thuyết phục cử tri của họ chấp nhận Hiệp ước Lisbon. Tháng 6 năm ngoái, cử tri Ireland đã nói “không” trong cuộc trưng cầu dân ý về Hiệp ước Lisbon, vốn được cho là sẽ nâng cao vai trò của EU trên trường quốc tế. Cử tri Ireland bác bỏ vì lo ngại hiệp ước sẽ làm giảm chủ quyền quốc gia của họ. Do đó, để giải tỏa những lo lắng trên, chính phủ Ireland đã soạn thảo một khung pháp lý đảm bảo rằng hiệp ước không ảnh hưởng đến các chính sách quốc gia. Trước thềm hội nghị, Ngoại trưởng Ireland Micheal Marin cho biết ông tự tin và hy vọng các nước EU sẽ tán thành các điều kiện đảm bảo này, để mở đường cho Dublin tiến hành cuộc trưng cầu dân ý thứ hai, dự kiến vào tháng 9 hoặc 10 tới.

Tuy nhiên, việc thông qua các điều kiện đảm bảo pháp lý đó lại đặt ra vấn đề về phương thức thực hiện. Anh và các nước khác lo ngại rằng nếu thực hiện theo phương thức nghị định thư bắt buộc, thì các nước khác sẽ phải thảo luận lại Hiệp ước Lisbon ở quốc hội. Thậm chí, các nước EU phải bắt đầu lại quá trình phê chuẩn hiệp ước vì cần có sự đồng thuận của tất cả 27 nước thành viên trước khi có hiệu lực pháp lý.

Nhưng dù cho EU có nhượng bộ Ireland đi chăng nữa thì cũng chưa chắc cử tri nước này sẽ đồng ý với Hiệp ước Lisbon. Người ta lo ngại dân Ireland có thể sẽ nhân cuộc trưng cầu dân ý lần hai để bày tỏ sự bất bình đối với Thủ tướng Brian Cowen xung quanh những yếu kém trong việc điều hành kinh tế.

Hiệp ước Lisbon đã được tất cả 27 nhà lãnh đạo EU ký tại Thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha năm 2007. Nếu được phê chuẩn ở tất cả các nước thành viên, hiệp ước sẽ cơ cấu lại các định chế EU và quy trình thông qua nghị quyết, trao thêm nhiều quyền lực cho Nghị viện châu Âu và lập ra chức danh chủ tịch EU (người được bầu sẽ chủ trì các hội nghị thượng đỉnh và đại diện EU trên trường quốc tế, thay cho chiếc ghế chủ tịch luân phiên nhiệm kỳ 6 tháng như hiện nay).

Ngoài Ireland, việc phê chuẩn Hiệp ước Lisbon ở Đức cũng đang bị “treo” do Tòa thượng thẩm nước này muốn xem lại nó có vi phạm hiến pháp của Đức hay không. Trong khi đó, Ba Lan và CH Czech đang chờ bước đi của Đức rồi mới quyết định.
 

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo EU ủng hộ ông Jose Manuel Barroso, 53 tuổi, tiếp tục đảm nhận chức chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) thêm một nhiệm kỳ nữa. Dự kiến các nhà lãnh đạo EU sẽ đưa ra đề cử chính thức vào đầu tháng 7 trước khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu ngày 15-7. Trước khi đảm nhận chức chủ tịch EC nhiệm kỳ đầu hồi năm 2004, ông Barroso là thủ tướng Bồ Đào Nha.

(Theo N.MINH // Cantho Online/AP)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Thế giới hướng về Nga
  • 325 nghị sĩ Anh phải “về vườn”?
  • Nga muốn trở thành nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới
  • Lạm phát khu vực euro thấp nhất 17 năm qua
  • Nga sẵn sàng cắt giảm thêm số đầu đạn hạt nhân
  • Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận thế kỷ
  • SCO và BRIC nỗ lực bình ổn kinh tế
  • Vì sao Nga, Trung Quốc “ưu ái” Sri Lanka?