Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

SCO và BRIC nỗ lực bình ổn kinh tế

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang có chuyến thăm Nga để cùng các nhà lãnh đạo khác trên thế giới tham dự Hội nghị lần thứ 9 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại  Yekaterinburg, miền Trung nước Nga, nhằm nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một số đại biểu cũng sẽ tham dự hội nghị đầu tiên của bốn nền kinh tế đang nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, còn gọi là BRIC.
 

 
 

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vẫy tay chào mọi người trước lúc lên đường sang Nga, tham dự Hội nghị lần thứ 9 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Dự kiến sau khi thăm Nga, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Slovakia và Croatia từ ngày 18 đến 20-6. Đặc biệt, đây là chuyến thăm chính thức của ông Hồ Cẩm Đào tới Nga, nước đang có quan hệ đối tác được đánh giá là đang tiến triển với Trung Quốc trong mấy năm trở lại đây.

Theo chương trình chuyến thăm Nga, Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin sẽ hội đàm với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thảo luận về việc tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại, năng lượng và nhân đạo giữa hai nước, bàn bạc những vấn đề quan trọng nhất của khu vực và thế giới. Trung Quốc và Nga coi mục đích chuyến thăm nhằm tăng cường sự tin cậy về chính trị và quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Quan hệ giữa Trung Quốc với Nga trong mấy năm trở lại đây khá tiến triển, với sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm là quân sự. Nga đã cùng với Trung Quốc ký một loạt các văn kiện, bao gồm cả việc cung cấp các máy bay chiến đấu hiện đại, cung cấp những khóa đào tạo huấn luyện, những cuộc chuyển giao công nghệ để Trung Quốc có thể cải thiện được ngành công nghiệp hàng không của mình.
 
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát quốc tế thì mặc dù người Nga luôn tìm cách để đối chọi với phương Tây, rất cần một đối tác lớn mạnh và lâu dài như Trung Quốc, nhưng đứng trước sự trỗi dậy thực sự của Trung Quốc, Nga cũng lo lắng về tầm ảnh hưởng cũng như thế lực Trung Quốc đối với các nước trong Liên bang Xô viết cũ.

Việc sắp xếp hai cuộc hội nghị cấp cao của SCO và BRIC cạnh nhau chứng tỏ cả hai nhóm đều chú trọng vấn đề khủng hoảng kinh tế. Đây còn là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được thành lập năm 2001 bởi Trung Quốc, Nga và bốn nước Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan trong khu vực và mở rộng an ninh biên giới. Sau đó, Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ tham gia với tư cách là các quan sát viên.

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay, các thành viên SCO đang nỗ lực phát triển các biện pháp phối hợp nhằm bình ổn nền kinh tế nước mình và duy trì tăng trưởng ở khu vực Á-Âu thông qua thương mại và hợp tác đa phương. Thương mại giữa Trung Quốc và 5 thành viên đầy đủ của SCO tăng từ 12 tỷ USD năm 2001 lên 68 tỷ USD trong năm 2007.

Trong thời gian qua, đã có nhiều động thái hướng tới xây dựng một thị trường năng lượng chung và một hành lang vận chuyển chung trong SCO. Hôm nay (16-6), lãnh đạo các quốc gia mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm.

(Theo GIA HUY (Theo BBC, AFP, CNN) // Báo Đà Nẵng)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Vì sao Nga, Trung Quốc “ưu ái” Sri Lanka?
  • Khủng hoảng có "xé toạc" châu Âu?
  • EU thông qua chương trình "Thẻ Xanh"
  • Doanh nghiệp nhỏ châu Âu không ngại khủng hoảng?
  • Nga đề xuất hợp tác kinh tế 25 tỷ USD với Nhật
  • Bộ trưởng G-8: Đầu tư vào năng lượng, giữ giá ổn định
  • Đấu khẩu giữa Nhà Trắng và báo chí Anh
  • Văn kiện nhằm bảo đảm an ninh quốc gia của Nga