Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao Nga, Trung Quốc “ưu ái” Sri Lanka?

Trong chiến dịch đập tan lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE) vừa qua, chính phủ Sri Lanka đã nhận

được sự ủng hộ mạnh mẽ của Nga và Trung Quốc, nhưng vấp phải sự chỉ trích khá gay gắt của các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Canada. Hiện nay, đảo quốc Nam Á này đang trở thành tâm điểm địa chiến lược tại khu vực Ấn Độ Dương giữa các nước lớn.


Theo tờ Thời báo châu Á, sau khi Colombo tuyên bố giành thắng lợi trong cuộc chiến chống LTTE, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo “ủng hộ các nỗ lực hòa giải dân tộc, vì sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế của Sri Lanka”. Bộ Ngoại giao Nga thì hoan nghênh thành công của Sri Lanka trong chiến dịch “chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và khôi phục chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Mát-xcơ-va tuyên bố sẵn sàng tăng cường hợp tác với Sri Lanka trong khuôn khổ quan hệ song phương lẫn trong các tổ chức khu vực và quốc tế mà cả hai cùng quan tâm.


Dư luận cho rằng Nga và Trung Quốc sẽ dùng quyền phủ quyết của thành viên thường trực để phản đối một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc muốn đưa vấn đề vi phạm quyền con người của Chính phủ Sri Lanka lên Tòa án hình sự quốc tế ở La Haye (Hà Lan). Hai nước còn đảm bảo rằng cộng đồng quốc tế không thể trừng phạt Colombo, và mời Sri Lanka tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tờ Thời báo Luân Đôn cho biết Sri Lanka sẽ tham dự nhóm đối tác đối thoại trong hội nghị thượng đỉnh của SCO trong tháng 6 này. Theo các nhà phân tích, quốc gia Nam Á này đang trở thành “sân khấu” mà Nga và Trung Quốc có thể trực diện thách thức chiến lược toàn cầu của Mỹ thông qua sự hiện diện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Ấn Độ Dương. Sự có mặt của NATO tại khu vực này đã được mở rộng nhờ quan hệ gần gũi với Pakistan, nhưng Sri Lanka mới là “viên ngọc quý”.


Tuy nhiên, giới phân tích nhận định Mỹ có thể vin vào cái gọi là các nguyên tắc tôn trọng quyền con người để cản trở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho Sri Lanka vay khẩn cấp 1,9 tỉ USD, bất chấp nền kinh tế nước này đang kiệt quệ. Nhưng chính áp lực đó có thể phản tác dụng vì Sri Lanka còn có những nước khác sẽ dang tay ứng cứu. Một trong số đó có thể là Trung Quốc. Theo tạp chí Quốc phòng Jane (Mỹ), năm ngoái Trung Quốc là quốc gia đã cung cấp vũ khí và đạn dược cho Sri Lanka, trong đó có 6 máy bay chiến đấu F7. Với 1 tỉ USD viện trợ năm 2008, Trung Quốc là nhà tài trợ nước ngoài số một của Colombo, hơn cả Nhật Bản, trong khi viện trợ của Anh và Mỹ chỉ lần lượt 7,4 triệu USD và 1,9 triệu USD.


Đặc biệt, nhờ được hưởng quy chế “đồng minh trung thành” của Sri Lanka, Trung Quốc vừa được cấp phép xây dựng bến cảng trị giá 1 tỉ USD tại Hambantota, vùng biển cách Thủ đô Colombo khoảng 160 km về phía Nam. Dự án này khi hoàn tất có thể được Bắc Kinh dùng làm trạm tiếp nhiên liệu và neo đậu của tàu hải quân tuần tra trên Ấn Độ Dương. Cảng tiếp nhiên liệu này tại Sri Lanka là sự lựa chọn tối ưu của các tàu hàng hải Trung Quốc trong lịch trình từ Vân Nam đến Pakistan, Bangladesh và Myanmar.

(Theo Atimes, UPI)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Khủng hoảng có "xé toạc" châu Âu?
  • EU thông qua chương trình "Thẻ Xanh"
  • Doanh nghiệp nhỏ châu Âu không ngại khủng hoảng?
  • Nga đề xuất hợp tác kinh tế 25 tỷ USD với Nhật
  • Bộ trưởng G-8: Đầu tư vào năng lượng, giữ giá ổn định
  • Đấu khẩu giữa Nhà Trắng và báo chí Anh
  • Văn kiện nhằm bảo đảm an ninh quốc gia của Nga
  • Ý tịch thu hàng trăm bức ảnh