Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EU nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng tài chính

Theo các nguồn tin nước ngoài, cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước trong Khối sử dụng đồng tiền chung ơ-rô, các nhà lãnh đạo chính trị và các thể chế tài chính châu Âu đang rất nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ những vụ phá sản ngân hàng lan truyền.

Hội đồng hoạch định chính sách của Ngân hàng T.Ư châu Âu (ECB),  họp tại Béc-lin ngày 6-10 đã thông qua quyết định giữ nguyên lãi suất đối với các hoạt động tái huy động vốn chủ chốt là 1,5%. Trước đó hai ngày,Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề kinh tế Ô-li Ren cho biết, các nước EU đang xây dựng một kế hoạch phối hợp tái cấp vốn cho các ngân hàng trong khối.

*  Trong một diễn biến liên quan, ngày 6-10, các nghị sĩ QH Hà Lan đã nhất trí ủng hộ kế hoạch cải cách Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF). Như vậy trong số 17 nước thuộc khối sử dụng chung ơ-rô, chỉ còn hai nước là Man-ta và Xlô-va-ki-a  chưa thông qua kế hoạch lập Quỹ EFSF. Theo nguyên tắc hoạt động của EU, mọi nghị quyết của EU có hiệu lực sau khi đã được tất cả các nước thành viên đồng ý.

*  Ngân hàng T.Ư Anh (BoE), ngày 6-10 đã quyết định "bơm" thêm 75 tỷ bảng Anh (115 tỷ USD) để vực dậy nền kinh tế. Như vậy, tổng số tiền  mà ngân hàng này đã bơm vào nền kinh tế lên 275 tỷ bảng Anh (hơn 410 tỷ USD). Ðồng thời, BoE cũng quyết định giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,5%. Theo BoE, đà phục hồi của nền kinh tế Anh cũng đang bị đe dọa bởi sự chững lại của nền kinh tế thế giới và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực  sử dụng đồng tiền chung ơ-rô.

*  Ngày 6-10, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma cảnh báo, cuộc khủng hoảng nợ công ở EU hiện  nay là trở ngại lớn nhất đối với  "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ. Ông B.Ô-ba-ma  đồng thời hối thúc 17 nước trong Khu vực đồng tiền chung ơ-rô nhanh chóng hành động để giải quyết vấn đề này. Tổng thống Mỹ cũng khuyên EU không nên để các vấn đề chính trị cản trở nỗ lực cải thiện tình hình ảm đạm của nền kinh tế.

* Trong một báo cáo được công bố chiều 6-10, Viện Thống kê Pháp (Insee) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2011 từ 2,1% xuống còn 1,7%; tỷ lệ thất nghiệp của Pháp trong khi quý II là 9,1% có thể tăng lên 9,2% trong quý IV. Về kinh tế thế giới, Insee cho rằng, những  nguyên nhân của tình trạng ảm đạm của bức tranh kinh tế toàn cầu là: Thảm họa động đất - sóng thần ở Nhật Bản, giá nguyên nhiên liệu tăng vọt, tình hình chính trị tại Trung Ðông, Bắc Phi và các điểm nóng khác trên thế giới.

(Nhân Dân)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Paris triển khai cho thuê xe hơi điện
  • Hy Lạp sẽ không nhận được gói cứu trợ trước tháng 11
  • Hy Lạp lại đứng trước khả năng vỡ nợ
  • Diện mạo nền kinh tế nước Nga vào giai đoạn mới
  • Tây Ban Nha, Italia gia hạn lệnh cấm bán khống
  • Pháp tăng đánh thuế người giàu
  • Toàn cầu hoá và những khó khăn của phương Tây
  • Gián điệp kinh tế hoành hành ở Pháp