Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Châu Âu tháng 4: Không có điểm sáng

Kinh tế Châu Âu tháng 4 vẫn không có điểm nổi bật ngoài vấn đề lạm phát và "giải cứu" Bồ Đào Nha.

Đây là hình ảnh không mới, một hình ảnh không hấp dẫn của kinh tế Châu Âu từ năm 2010 đến nay. Không những vậy, mỗi năm Châu Âu lại phát sinh thêm một vấn đề mới và không kém phần phức tạp.

Năm 2011 đối với Châu Âu có thể là năm không "bình yên" khi nợ công vẫn tiếp tục gây "bão" và lạm phát gây bắt đầu gây những "dư chấn" không mong muốn.

Với áp lực của lạm phát và nợ công đè nặng, có thể nói kinh tế Châu Âu tháng 4 thực sự không có điểm sáng. Nợ công luôn là vấn đề gây "nhức nhối" cho Châu Âu và Eurozone không chỉ trong năm 2010 mà cả năm 2011. Những nguy cơ, những "điểm nóng" dần được lộ diện sau một loạt các dấu hiệu chỉ báo không an toàn.

Có thể nói, đây là vấn đề mà Châu Âu và Eurozone biết trước nhưng không có cách "dập tắt" khi mới ở giai đoạn tiền khủng khoảng. Châu Âu và Eurozone có lẽ đã "thụ động" trong việc xử lý "bão" nợ công và như vậy cơn bão này vẫn có thể đến với "lục địa già" bất cứ lúc nào có thể.

Từ giữa năm 2010 đến nay, chưa có khoản đầu tư nào, chưa có hoạt động giải cứu nào khiến Châu Âu và Eurozone bận rộn, tốn tiền và có nguy cơ bị "chia rẽ" như các trường hợp đối với Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha vừa qua.

Trong bối cảnh khó khăn của năm 2010 và 2011, Châu Âu, Eurozone và IMF vẫn phải "rút hầu bao" 275 tỷ Euro (Hy Lạp 110 tỷ; Ireland 85 tỷ và Bồ Đào Nha 80 tỷ) để xử lý nợ công cũng là bài học "hơi bị đắt giá".

Càng bị khủng khoảng, Châu Âu và Eurozone càng bị "chia rẽ" khi nhiều quốc gia có nền kinh tế ổn định lại phải chung tay gánh vác các quốc gia gặp khủng khoảng. Mọi sự giải cứu đều liên quan và phải có sự đồng thuận của các nước thành viên, nhưng thực tế không phải lúc nào sự đồng thuận cũng ở mức cao nhất.

Dù không muốn nhưng phải thừa nhận, trong quá trình hình thành và phát triển của EU và Eurozone, khủng khoảng nợ công là thử thách lớn nhất mà EU và Eurozone gặp phải.

Hơn thế nữa, đây là khủng khoảng chưa có tiền lệ và do vậy chưa xác định được đặc điểm cũng như qui luật loại "bão" này. Cái khó của EU và Eurozone là như vậy.

Sau Bồ Đào Nha, quốc gia nào được gọi tên, được "bão" nợ công đến thăm, câu trả lời đã có trong chương trình nghị sự của EU và Eurozone.

Khủng khoảng nợ công ở Châu Âu là "việc riêng" của "lục địa già" nhưng lạm phát tăng cao lại đưa Châu Âu và Eurozone "đồng hành" cùng với nhiều nền kinh tế khác.

Điều không may cho Châu Âu và Eurozone khi tăng trưởng ở mức thấp (khoảng 1,5%) nhưng lạm phát lại tăng cao (khoảng 2,6%).

Khi tăng trưởng thấp cần phải lãi suất thấp và nới lỏng tiền tệ... Khi lạm phát tăng cao, lãi suất lại ở chiều ngược lại. Điều này giải thích tại sao kinh tế Châu Âu và Eurozone không "bốc" hoặc khó "bốc lên" là như vậy.

Cần biết rằng chủ trương tăng lãi suất từ 1% lên 1,25% của ECB vào đầu tháng 4 vừa qua đã gửi đi thông điệp rõ ràng, gạt tăng trưởng sang một bên để ngăn chặn lạm phát.

Đây là giải pháp "đau thương" để các quốc gia hiểu rằng, đối với Châu Âu và Eurozone hiện nay, lạm phát là vấn đề nguy hiểm và nghiêm trọng nhất và cần phải giải quyết triệt để.

Không những vậy, nhiều quan  điểm cho rằng đợt tăng lãi suất lên 1,25% vừa qua chưa phải là cuối cùng, Châu Âu và Eurozone cần phải quen với việc tăng lãi suất trong tương lai.

Điều hành kinh tế một quốc gia đã khó, điều hành kinh tế cả khối như EU, như Eurozone lại càng khó hơn nhiều. Những gập gềnh, những khúc khuỷ của Châu Âu trên con đường nhất thể hóa là không tránh khỏi. Sẽ là bài học tốt cho tương lai.

(Tamnhin)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • "Kẻ thù số một" của nước Nga
  • Bồ Đào Nha đạt được thỏa thuận gói cứu trợ 116 tỷ USD
  • Nga cấm xuất khẩu dầu mỏ nhằm tránh khủng hoảng
  • Nga: Nhiên liệu thiếu hụt do xuất khẩu quá nhiều
  • Bồ Đào Nha được gia hạn thời gian giảm thâm hụt ngân sách
  • Tại sao Ukraine không gia nhập Liên minh thuế quan?
  • Châu Âu có thể trông chờ vào Trung Quốc?
  • Châu Âu liệu còn hy vọng?