Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một cuộc khủng hoảng, 2 cách phản ứng

Chính quyền Mỹ đã ban hành chính sách nới lỏng định lượng vòng 2 với trị giá lên đến 600 tỷ USD, trong khi cả Liên minh châu Âu lại chỉ làm rất ít.

EU phản ứng với cuộc khủng hoảng bằng cách ban hành một gói cứu trợ cho Hy Lạp vào tháng 5 và phát triển một cấu trúc có thể áp dụng cho các thể chế khác.
 
Tuy nhiên, bản thân EU cũng hiểu rằng, vấn đề cốt lõi không nằm ở giá trị những gói giải cứu mà nằm ở việc kiểm soát tỷ lệ nợ/GDP đang không ngừng tăng lên trong thời ngắn nhất đồng thời vẫn đảm bảo được sự phát triển cho nền kinh tế.
 
Do đó, Châu Âu phản ứng với cuộc khủng hoảng bằng cách đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế dựa trên những cải cách tài chính. Kết quả của những cải cách này là một loạt những chính sách cắt giảm các khoản chi tiêu công ở Ireland, cải cách thuế ở Hy Lạp, cải cách chính sách lao động ở Tây Ban Nha…
 
Điều này đồng nghĩa với việc các khoản thu nhập của người lao động sẽ bị tác động trực tiếp, nhiều nhân công bị sa thải và các khoản thuế thì trở nên nặng nề hơn.
 
Mục tiêu của các chính sách trên rất rõ ràng: giảm chi tiêu ngân sách, tăng nguồn thu nhằm giảm nợ công quốc gia… Nhưng đi kèm với nó là những cuộc biểu tình phản đối của hàng ngàn người.
 
Ngược lại, chính quyền Tổng thống Obama không cắt giảm ngân sách, không giảm lương và lao động mà lại coi đó là chỉ số đánh giá “sức khỏe” nền kinh tế.
 
Chính phủ Mỹ bơm tiền vào nền kinh tế với mục đích thúc đẩy nền sản xuất trong nước, tăng nhu cầu tiêu dùng thông qua các chính sách kích cầu. Tuy nhiên, Chính sách nới lỏng định lượng vòng 2 (QE2) của cục dự trữ Liên bang Mỹ - FED vấp phải nhiều phản đối rằng sẽ không đạt được nhiều tác dụng như gói QE1 đã từng được đưa ra hồi năm 2009.
 
Thậm chí, kịch bản này còn bị coi là có thể đẩy Mỹ vào “cái bẫy thanh khoản”.
 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ việc làm của Mỹ vẫn nằm trong khoảng “đáng thất vọng”. Những báo cáo kinh tế sẽ được công bố trong tuần này có thể sẽ không khả quan như những gì FED và chính quyền tổng thống Obama đã cam kết.
 
Phản ứng của Châu Âu có lẽ đã chậm hơn Mỹ trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng khi ra tay cứu trợ Hy Lạp quá muộn. Giờ đây, EU đang sửa sai bằng cách “sốt sắng” giải cứu Ireland trước cả khi nước này đưa ra đề nghị cứu trợ.
 
Nhiều ý kiến còn cho rằng, khủng hoảng của Châu Âu thậm chí còn chưa kết thúc khi Ireland đã nối gót Hy Lạp xin cứu trợ tài chính và đã được EU thông qua gói cứu trợ 85 tỷ Euro. Sau Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể sẽ là những nạn nhân tiếp theo của việc mất kiểm soát tình hình nợ công của mình.
 
Theo CNN

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Ba Lan cho Mỹ mượn căn cứ không quân triển khai F-16
  • Châu Âu chính thức thông qua gói giải cứu Ireland 113 tỷ USD
  • Anh tuyên bố cắt giảm 20% số lao động nhập cư
  • "Đầu tàu kinh tế" Đức kéo châu Âu ra khỏi đường hầm
  • Liệu châu Âu có thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ đang lây lan?
  • Hy Lạp sẽ không tái cơ cấu khoản nợ nước ngoài
  • Hungary mạnh tay xử lý vụ bùn đỏ
  • Khủng hoảng Ireland và áp lực cải tổ Eurozone