Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nếu nước Pháp từ bỏ đồng euro…

Nhật báo Le Figaro số ra ngày 21/12 đặt vấn đề về cái giá phải trả, nếu nước Pháp từ bỏ đồng euro. Theo tờ báo, đây là một kịch bản đầy tai họa.

Nếu Khu vực đồng euro (Eurozone) tan rã và các nước thành viên quay trở lại với đồng tiền quốc gia trước đây, nạn suy thoái sẽ đến với toàn châu Âu, kể cả nước Đức. Riêng đối với Pháp, sản xuất sẽ bị sụt giảm 10%, tỉ lệ thất nghiệp sẽ lên tới 13,8%.

“ Không có kế hoạch B”. Đó là câu trả lời dứt khoát của Bộ Tài chính và Ngân hàng Pháp, hai định chế chịu trách nhiệm quản lý tình hình nếu Eurozone tan rã. Theo hai cơ quan trên, kịch bản này là tệ hại nhất. Chỉ có nhà kinh tế Mark Cliffe của ngân hàng ING là  đưa ra những con số cụ thể.

Le Figaro nhắc lại trường hợp của Argentina vào cuối năm 2001. Khi đó, Argentina đã quyết định chấm dứt hệ thống tỉ lệ chuyển đổi cố định giữa đồng peso và đồng đô la Mỹ (USD). Sau đó, đồng peso đã bị mất giá đến 55%; tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 11%, tỉ lệ thất nghiệp lên đến 20% và tỉ lệ lạm phát 40%.

Tờ báo đặt câu hỏi, liệu châu Âu có còn tồn tại nếu đồng tiền chung biến mất ?

Điều chắc chắn là thị trường sẽ ra tay trước. Theo dự đoán của nhà kinh tế Mark Cliffe, đồng euro sẽ sụt xuống chỉ còn tương đương với 0,85 USD. Nhiều khó khăn khác nảy sinh như vấn đề chuẩn bị cung cấp lượng tiền mới, kiểm soát vốn đầu tư tại châu Âu…Riêng với Pháp, năm đầu tiên GDP sẽ giảm 4%, và tính chung trong vòng ba năm là 10%. Nạn giảm phát sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp lên 13,8%, còn Tây Ban Nha lên đến 25,5%. Giá cả giảm, tiền lương cũng giảm và lãi suất trái phiếu Pháp và Đức thời hạn 10 năm xuống chỉ còn khoảng 1%. Xăng dầu sẽ đắt đỏ hơn: giá một lít xăng sẽ tăng lên mức tương đương 1,75 euro. Thị trường tài chính sẽ phải đóng cửa một tuần lễ, việc thanh toán quốc tế sẽ bị kiểm soát và bị tạm thời ngưng trệ một thời gian.

Trước đây, Argentina đã phải giới hạn việc rút tiền của các cá nhân tối đa 250 USD/tuần và sau đó phải tạm ngưng việc rút đô la Mỹ. Tỉ lệ chuyển đổi được Argentina ấn định có lợi cho người vay tiền hơn là cho người gởi tiền tiết kiệm, khiến các ngân hàng bị mất cân bằng và chính phủ phải trợ cấp để ngành ngân hàng khỏi bị phá sản. Còn với nước Pháp, hai phần ba trong tổng số nợ công 1.200 tỉ euro đang do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ. Nước Pháp sẽ thiệt hại nặng nề nếu “franc Pháp mới” bị sụt giá so với “đồng euro cũ”.

Trong bài xã luận, Le Figaro lo ngại nợ chính phủ tính bằng euro vốn đã quá nặng và nước Pháp sẽ ra sao, khi đồng tiền mất giá thêm? Làm thế nào tránh được sự phá sản của các ngân hàng ? Ai sẽ bảo vệ nước Pháp để chống nạn siêu lạm phát và ai có thể tin được là việc quay trở lại với đồng franc Pháp là đủ để tái công nghiệp hóa, trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay ?

Câu hỏi cuối cuối: Liệu việc từ bỏ đồng euro có phải là tiếng chuông báo hiệu sự tan rã của Liên minh châu Âu (EU)?

Theo Le Figaro, Hiệp ước Lisbon đã nói rõ Eurozone  là một “Liên minh kinh tế và tiền tệ, trong đó đồng tiền sử dụng là đồng euro”. Do đó, việc từ bỏ đồng tiền chung euro đồng nghĩa với việc kết liễu Liên minh châu Âu.

(tamnhin)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Tây Ban Nha công bố kế hoạch đầu tư 83 tỷ euro
  • Nga đăng cai World Cup: Được và mất
  • Châu Âu - khủng hoảng nợ lan rộng
  • Không chốn nương thân
  • Thăng và trầm của Ireland
  • Khủng hoảng nợ ở châu Âu: Sau Ireland là Tây Ban Nha?
  • Nguy cơ khủng hoảng nợ ở châu Âu lần thứ hai
  • Nga tư hữu hóa một phần doanh nghiệp nhà nước