Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ukraine và Belarus nhất trí về quá cảnh dầu mỏ từ Venezuela

 Belarus và Ukraine đã nhất trí về các điều khoản cho việc quá cảnh dầu mỏ của Venezuela, lãnh đạo Cục Đường sắt Belarus cho biết hôm 29/7.

Dầu mỏ của Venezuela hiện đang được vận chuyển bằng tàu chở dầu tới cảng Odessa (Ukraine), sau đó được vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Ukraine tới Belarus.

“Thỏa thuận liên chính phủ giữa Belarus và Ukraine mà theo đó, dầu mỏ của Venezuela sẽ được vận chuyển qua lãnh thổ Belarus và Ukraine theo mức giá được thỏa thuận gần đây,” ông Anatoly Sivak cho biết. Theo đó, Belarus sẽ trả cho Ukraine 0,27 USD/tấn dầu cho mỗi 10km.

Mới đây, Belarus và Venezuela đã thành lập liên doanh phục vụ cho việc cung cấp dầu mỏ từ Venezuela tới Belarus.

Minsk và Caracas đã thỏa thuận cung cấp dầu mỏ từ Venezuela tới Belarus trong tháng Ba, ngay sau khi Belarus và Nga có tranh chấp về thuế nhập khẩu dầu thô và trung chuyển khí đốt sang châu Âu.

Belarus, quốc gia có nguồn tài nguyên hydrocarbon ít và phụ thuộc vào việc cung cấp nhiên liệu từ Nga, dự định sẽ mua 4 triệu tấn dầu của Venezuela trong năm 2010 và 10 triệu tấn vào năm 2011.

Hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp lên đến 80.000 thùng dầu thô/ngày trong cuộc gặp giữa Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và người đồng nhiệm Hugo Chavez hồi tháng Ba tại Caracas.

Hồi đầu tháng Năm, 32.000 thùng dầu đầu tiên của Venezuela đã được chuyển tới Belarus.

Một số chuyên gia cho rằng, việc vận chuyển dầu mỏ của Venezuela tới Belarus là một dự án không đem lại lợi nhuận, còn chính quyền Belarus tin rằng, dự án này thuận lợi cho nước cộng hòa Xô Viết cũ.

(vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Nga đầu tư mạnh ngành công nghiệp không gian
  • Hy Lạp ban bố lệnh khẩn giải tán cuộc đình công của giới tài xế
  • Quan điểm của châu Âu về dự án South Stream
  • Cách nhìn của người Đức về nợ nần
  • Nước giàu vay tiền nước nghèo
  • Châu Âu có tan rã sau khủng hoảng?
  • Các nước A-rập với chiến lược "giải cơn khát"
  • Tập đoàn BP nhất trí thay “tướng”