Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự ổn định của đồng EUR đang bị thử thách

Thời đại hậu khủng hoảng, khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đang “so găng” với “tái cân bằng kinh tế”, khủng hoảng nợ Hy Lạp và lạm phát liên tục leo thang lại từng bước đẩy châu Âu rơi vào vòng xoáy kinh tế phát triển mất cân bằng.

Số liệu thống kê mà Ủy ban châu Âu EC mới công bố dự báo, tỷ lệ tăng trưởng bình quân GDP của Eurozone trong năm nay là 1,6%. Con số này tuy tương đương với đánh giá hồi đầu tháng 2 năm nay, nhưng không có nghĩa là kinh tế khu vực Eurozone đã phục hồi ổn định, đằng sau sự ổn định này đang tiềm ẩn sự phân hóa lưỡng cực nghiêm trọng.

Hiện tại, hai “đầu tầu kinh tế” Đức và Pháp vẫn đang dẫn trước về tốc độ phục hồi trong khu vực Eurozone, tỷ lệ tăng trưởng dự báo trong năm nay của hai nước này lần lượt đạt 2,6% và 2%. Thực lực ngành công nghiệp Đức mạnh, lại là cường quốc xuất khẩu, kinh tế thế giới phục hồi có lực đã lôi kéo tăng trưởng lâu dài của nền kinh tế Đức. Sức mạnh quốc tế hàng hóa Pháp mặc dù không bằng Đức, nhưng chính phủ nước này đã cắt giảm hiệu quả thâm hụt tài chính, nhu cầu nội địa được khôi phục, chiều hướng phục hồi vượt xa dự báo. Trái lại, nền kinh tế của các nước Nam Âu đang rơi vào khủng hoảng nợ lại co rút, thậm chí còn xấu đi. Kinh tế Hy Lạp dự báo năm nay sẽ suy thoái 3,5%, vượt qua mức suy thoái dự báo 3%, Bồ Đào Nha dự báo suy giảm 2,2%, cao hơn rất nhiều so với con số dự báo 1% trước đó.

Có thể thấy, chiều hướng phục hồi của các “nước chủ chốt” phía bắc Eurozone mạnh mẽ, còn “các nước ngoại vi” phía Nam lại suy thoái nhanh chóng, trạng thái “châu Âu với hai tốc độ” đã rất rõ rệt. Về bề mặt, các nước chủ chốt như Đức, Pháp chiếm tỷ trọng rất lớn, nên khu vực Eurozone có chiều hướng tiếp tục phục hồi. Nhưng trên thực tế, chính sự phân hóa nội bộ đang gia tăng này đã che dấu một mối họa ngầm nghiêm trọng cho sự ổn định của khu vực Eurozone, nền tảng ổn định của đồng EUR đang bị gặm nhấm từ từ.

Khu vực đồng tiền chung muốn vận hành ổn định, chỉ số kinh tế của các nước thành phải cùng chiều hướng. Nếu không, chính sách tiền chung sẽ không thích hợp cho tất cả các nước thành viên, những nước không thích ứng cuối cùng có thể bị buộc phải rút lui khỏi liên minh tiền tệ. Năm 1999, chỉ số kinh tế của các nước thành viên Eurozone chưa đạt tới tiêu chuẩn cùng chiều, nhưng dưới thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh chính trị, đồng EUR được ra đời. Khi đó ý tưởng của châu Âu là, cùng với việc khởi động đồng EUR, kinh tế các nước sẽ dần dần cân bằng. Nhưng tình hình thực tế lại là, sự chênh lệch kinh tế ngày càng mở rộng giữa các nước thành viên cũng như khủng hoảng tài chính quốc tế đã làm gia tăng sự mất cân bằng kinh tê châu Âu. Hiện nay, chính sách tiền tệ khu vực Eurozone liệu có lại nâng lãi suất trở thành nhân tố chính ảnh hưởng tới tương lại Eurozone. Những nước chủ chốt có chiều hướng phục hồi mạnh mẽ muốn nâng lãi suất để kìm chế lạm phát, nhằm tránh kích thích những dự báo về lạm phát, khiến lương và giá hàng hóa tăng theo hình xoắn ốc. Còn những nước vẫn đang trong suy thoái lại mong muốn duy trì mức lãi suất thấp để kích thích kinh tế, nhanh chóng thoát khỏi suy thoái.

Hiện giờ cho thấy, do thực lực kinh tế và tầm ảnh hưởng của các nước phía bắc mạnh mẽ, nên chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB càng thể hiện nhiều hơn lợi ích các nước phương bắc, dự báo nửa cuối năm nay có thể sẽ lại nâng lãi suất, nhưng động thái này chỉ có thể khiến những nước phương nam đang rơi vào khủng hoảng nợ càng khổ đau hơn mà thôi; Mặt khác, nâng lãi suất sẽ từng bước kìm hãm sự phục hồi kinh tế, giảm thu nhập tài chính, khiến việc cắt giảm thâm hụt ngân sách càng khó khăn hơn. “Châu Âu với hai tốc độ” đang làm gia tăng khủng hoảng nợ, từ đó ảnh hưởng tới ổn định khu vực Eurozone.

Khu vực Eurozone muốn xoay chuyển cục diện “châu Âu với hai tốc độ” này, hóa giải khủng hoảng nợ hiện nay, có hai lựa chọn khả năng đó là: Thứ nhất, các nước phương nam phải tăng trưởng kinh tế ổn định, trả nợ bằng cách tăng thu nhập tài chính, đồng thời thu hẹp khoảng cách với các nước phương bắc, thích ứng với chính sách tiền tệ chung. Điều này cần phải để các nước phương nam tiến hành cải cách thể chế phúc lợi, nâng cao sức sống kinh tế, nâng sức cạnh tranh quốc gia.... Còn việc thực hiện những cải cách này không chỉ phải khắc phục sự cản trở của những nước được lợi mà còn phải phá vỡ sự ràng buộc giữa cắt giảm thâm hụt ngân sách và chính sách vĩ mô nâng lãi suất của ECB, và điều này không phải là chuyện dễ. Thứ hai, thúc đẩy “liên minh tài chính giành nhiều tiến triển thực chất, tức các nước phương bắc giúp các nước con nợ vượt qua ải bằng cách chuyển dịch thanh toán, tránh tái cơ cấu nợ dẫn tới sự biến động mạnh mẽ cho nền kinh tế. Nhưng làm như vậy chắc chắn sẽ khiến xã hội phản đối và bất mãn mạnh mẽ.

Đối với Liên minh tiền tệ châu Âu, cấu trúc thượng tầng đang từ từ thoát khỏi nền tảng kinh tế, ổn định của đồng EUR đang đứng trước sự thử nghiệm chưa từng có. Hiện nay, bất luận về chính trị hay kinh tế, châu Âu đều đang vật lộn tìm cách đi ra khỏi tình trạng “châu Âu với hai tốc độ”. Tuy nhiên, nếu mâu thuẫn giữa liên minh tiền tệ châu Âu và sự mất cân bằng kinh tế Eurozone tiếp tục gay gắt, tương lai của khu vực sẽ không mấy lạc quan.

(Vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl