Ngày 8-7 vừa qua, Tổng thống Argentina Cristina Kirchner đã tiến hành cải tổ Chính phủ, nhằm vực dậy nền kinh tế đang phát triển chậm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và củng cố tín nhiệm của liên minh cầm quyền ở quốc gia Nam Mỹ này.
Những thay đổi trong chính phủ được đưa ra sau khi liên danh "Mặt trận vì thắng lợi" cầm quyền của Tổng thống Kirchner mất thế đa số cần thiết để biểu quyết tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 28-6 vừa qua. Thất bại này cũng buộc cựu Tổng thống Nesto Kirchner, phu quân của bà Kirchner, từ chức Chủ tịch Ðảng Công lý (PJ), lực lượng chính trị lớn nhất và là nòng cốt trong liên minh cầm quyền ở Argentina. Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước năm 2007, Tổng thống Cristina Kirchner tiếp tục duy trì các chính sách xã hội tiến bộ và những thành tựu kinh tế của người tiền nhiệm N. Kirchner. Từ năm 2003, kinh tế Argentina đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/năm (năm 2006: 8,5%; 2007: 8,7% và 2008: 7,1%). Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh tới nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này. Hiện Chính phủ của bà Kirchner đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, ngành nông nghiệp gặp khủng hoảng nghiêm trọng.
Năm ngoái, giới chủ nông nghiệp Argentina đã tiến hành nhiều cuộc đình công phản đối các chính sách nông nghiệp của Chính phủ nước này. Tháng 10-2008, diễn ra cuộc đình công kéo dài trong sáu ngày của giới chủ nông nghiệp đòi Chính phủ có biện pháp hỗ trợ trong bối cảnh giá thành sản xuất tăng cao do cơn sốt giá xăng dầu trong khi giá xuất khẩu nông sản lại giảm do "cơn bão" tài chính tại Mỹ. Ðây là cuộc đình công thứ năm của giới chủ nông nghiệp trong năm 2008 và là cuộc đình công đầu tiên sau khi QH Argentina bác bỏ dự luật của Chính phủ về việc tăng thuế xuất khẩu nông sản (7-2008). Trong lần đình công này, giới chủ nông nghiệp Argentina đã ngừng kinh doanh ngũ cốc, các hạt cho dầu cũng như thịt bò và nêu yêu sách đòi Chính phủ bãi bỏ hoàn toàn thuế xuất khẩu nông sản và Nhà nước hỗ trợ mua sắm máy móc nông nghiệp. Trước đó, từ ngày 13-3-2008, giới chủ nông nghiệp Argentina đã tiến hành bốn cuộc đình công sau khi Chính phủ quyết định tăng thuế xuất khẩu đậu tương và hướng dương do giá xuất khẩu tăng đột biến. Theo Chính phủ Argentina, lý do tăng thuế xuất khẩu nông sản là nhằm phân phối lại của cải trong xã hội một cách công bằng hơn vì các nhà sản xuất nông nghiệp được hưởng lợi từ chính sách trợ giá của Chính phủ và giá lương thực toàn cầu tăng cao. Chính phủ chủ trương sẽ trích phần thu thuế xuất khẩu để xây dựng bệnh viện, nhà ở cho người nghèo, làm đường ở khu vực nông thôn và phát triển kinh tế nông nghiệp gia đình. Tuy nhiên, giới chủ nông nghiệp Argentina cho rằng, việc tăng thuế xuất khẩu gây khó khăn cho công việc kinh doanh của họ và sẽ cản trở sự phát triển nông nghiệp, một trong những ngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất tại Argentina. Ðây là cuộc xung đột được coi là lớn nhất giữa Chính phủ và giới nông nghiệp trong vài thập kỷ qua. Các cuộc đình công đó đã dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm trong nước, xuất khẩu bị ảnh hưởng và uy tín của Tổng thống giảm sút. Sau khi phải rút lại việc tăng thuế, Chính phủ đã có một số biện pháp hỗ trợ các nhà sản xuất như trợ cấp sản xuất thịt, sữa và hoàn thuế xuất khẩu cho các nhà sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, giới nông nghiệp cho rằng các biện pháp này là chưa đủ. Các cuộc đình công tại Argentina đã tác động tới thị trường nông sản thế giới vì Argentina là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt mức 24 tỷ USD/năm. Argentina đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt hướng dương, thứ hai về xuất khẩu ngô, thứ ba về xuất khẩu đậu tương và đứng thứ tư về xuất khẩu lúa mì.
Uy tín của chính phủ đã giảm mạnh từ 55% cuối năm 2007 xuống còn 30% hiện nay. Chính phủ của Tổng thống Cristina Kirchner đang nỗ lực giải quyết các vấn đề khó khăn, thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện uy tín đối với người dân nước này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Theo AP và VOA, ngày 18-7, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn đã đến TP Mum-bai, bắt đầu chuyến thăm Ấn Ðộ ba ngày nhằm tăng cường các mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ với Ấn Ðộ, quốc gia Nam Á có vai trò quan trọng trên thế giới trong các lĩnh vực thương mại, kiểm soát vũ khí và chống biến đổi khí hậu.
Ngày 14-7, tại trụ sở Liên Hợp Quốc, phái đoàn Mỹ do Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Tây Bán cầu Craig Kelly dẫn đầu đã có cuộc thảo luận với phái đoàn Cuba do Thứ trưởng Ngoại giao Cuba, Dagoberto Rodriguez, dẫn đầu.
Theo thống kê mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 5/2009, thâm hụt thương mại của nước này giảm gần 10% xuống còn 26 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 10/1999, do hoạt động xuất khẩu lần đầu tiên trong 2 tháng qua đã có dấu hiệu khởi sắc.
Ngày 14/7, tàu khu trục mang tên lửa "Staut" của Hải quân Mỹ đã cập cảng Batumi của Gruzia, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị nước này ba ngày.
Các ngân hàng lớn ở Mỹ tranh nhau công bố lợi nhuận vượt mọi mong đợi trong quý 2 vừa qua, làm không ít người quên rằng lĩnh vực này đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, chưa kể khó khăn tài chính đang lan rộng sang nhiều bang nước Mỹ.
Ngày 27/7, các quan chức chính phủ và đại diện giới doanh nghiệp hai nước Braxin và Áchentina đã bắt đầu vòng đàm phán mới nhằm giải quyết tranh chấp và thúc đẩy thương mại song phương trong bối cảnh kim ngạch mậu dịch giữa hai nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ này đã giảm 32,9% trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ tháng 7/2009 hạ lần đầu tiên trong 5 tháng bởi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và mức lương thấp khiến các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.