Gần hai tuần qua kể từ khi liên quân do Mỹ đứng đầu mở chiến dịch "Đồng lòng" với quy mô lớn nhất trong 8 năm qua chống lại tàn quân Taliban tại Ápganixtan (từ ngày 13-2), tuy nhiên, những thành quả đạt được đến nay khiến dư luận hoài nghi về tính hiệu quả của nó.
Binh lính liên quân trong chiến dịch “Đồng lòng” ở miền Nam Ápganixtan.
Tuy giới chức Ápganixtan và Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ chối cho biết số quân tham gia chiến dịch này, song nhiều nguồn tin phương Tây cho biết, có khoảng 15.000 binh sĩ tham chiến, trong đó, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đóng vai trò chủ lực, ngoài ra có sự tham gia của 2.500 lính Ápganixtan, Anh, Đan Mạch, 1.000 cảnh sát nước sở tại luôn trong tình trạng chuẩn bị sẵn sàng... Quân đông, lực lượng áp đảo với vũ khí tối tân, nhưng những gì mà liên quân đạt được chỉ là con số rất khiêm nhường. Chỉ có khoảng 120 phần tử nổi dậy bị tiêu diệt nhưng liên quân cũng thiệt mạng ít nhất 13 binh sĩ. Trong khi đó, 2 tuần trôi qua, bom đạn của liên quân đã 3 lần "lạc" vào dân thường. Ngày 22-2, máy bay chiến đấu của NATO đã ném bom vào dân thường làm ít nhất 33 người thiệt mạng, trong đó có 4 phụ nữ và 1 trẻ em; ngày 18-2, 9 cảnh sát Ápganixtan thiệt mạng trong một cuộc không kích chớp nhoáng của NATO tại tỉnh Kunđun ở miền Bắc nước này; ngày 15-2, lực lượng của NATO cũng thực hiện vụ không kích làm 5 thường dân thiệt mạng và 2 người bị thương…
Nỗi tức giận của chính quyền Cabun đã trào dâng ngay sau những vụ không kích nhầm này. Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Ápganixtan, ngày 20-2, với tấm ảnh một bé gái 8 tuổi trên tay, Tổng thống Hamít Cadai đã bày tỏ sự phẫn nộ trước thiệt hại mà liên quân gây ra. Vị tổng thống thân phương Tây này cho biết, đây là người sống sót duy nhất trong gia đình 12 thành viên sau khi bị rốckét của NATO bắn vào. Và ngay sau vụ không kích mới nhất làm 33 người thiệt mạng, Hội đồng Bộ trưởng Ápganixtan, do ông H.Cadai làm Chủ tịch, đã ra thông cáo nêu rõ vụ không kích nhầm này là "không thể biện minh".
Trong khi đó, sự rầm rộ của chiến dịch "Đồng lòng" vẫn chưa mang lại niềm tin cho người dân quốc gia Nam Á này. Bom vẫn nổ tại chính nơi mà liên quân tiến hành chiến dịch. Trong một động thái mới, ngày 23-2, một quả bom cài trên xe đạp đã phát nổ ở tỉnh Henman, miền Nam Ápganixtan, làm ít nhất 7 người chết và 14 người bị thương. Cùng ngày, tại tỉnh Dabun, cũng thuộc khu vực miền Nam, đã xảy ra một vụ nổ bom nhằm vào đoàn xe binh sĩ Rumani thuộc lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế do NATO cầm đầu tại Ápganixtan (ISAF), làm 5 người bị thương…
Hai tuần đã trôi qua kể từ khi chiến dịch được phát động, so với mục tiêu ban đầu đặt ra, dư luận cho rằng, chiến dịch ấy không dễ dàng bình định được tàn quân Taliban. Cho dù khi phát động chiến dịch, một quan chức NATO đã loan báo rằng, cuộc tấn công vào huyện Marigia thuộc tỉnh Henman, sẽ phá hủy "thành lũy cuối cùng" của tàn quân. Tuy nhiên, gần 2 tuần sau, vị Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ, Tướng Đavít Pêtraớt, phát biểu trên kênh truyền thông của Mỹ, đã phải thừa nhận rằng, sự kháng cự của Taliban là rất dữ dội và lực lượng này chỉ bị tan rã đôi chút. Ông Pêtraớt cũng nhấn mạnh, chiến dịch "Đồng lòng" mới chỉ là sự khởi đầu của một chiến dịch kéo dài từ 12 đến 18 tháng theo lệnh của Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama và cuộc chiến khó khăn này vẫn tiếp diễn.
Hiện tại, giai đoạn đầu tiên của cuộc tấn công vào Marigia, một trong những khu vực sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới, mới chỉ bắt đầu. Khu vực này là trung tâm thung lũng sông Henman, nơi có khoảng 80.000 người sinh sống. Một vấn đề làm đau đầu giới chức phương Tây là đến nay mới chỉ có khoảng 2.000 người được sơ tán và tàn quân Taliban đã sử dụng người dân như bức bình phong. Chúng phản công theo từng nhóm nhỏ, khoảng 10-14 người, sử dụng cả nhà dân để làm căn cứ, gây nhiều khó khăn cho lực lượng liên quân với nhiều vũ khí tối tân. Trong khi đó, tìm cách lấp lỗ hổng về ngân sách và quân số cũng là điều làm đau đầu các quan chức của NATO. Tại hội nghị tổ chức ở Ixtabun (Thổ Nhĩ Kỳ), trung tuần tháng 2 vừa qua, một quan chức NATO cho biết, ngân sách đầu tư của khối trong năm nay dự kiến bị hụt khoảng 640 triệu ơrô (878 triệu USD)… Rõ ràng, thách thức đối với chiến dịch "Đồng lòng" đã trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Hoảng loạn, nháo nhác rồi trấn tĩnh trở lại; có người đi cứu giúp đồng bào, có người chạy đi hôi của... người dân Chile đang vật lộn với hậu quả của trận động đất kinh hoàng.
Ngày 6-3 tới, Iraq sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội. Lần bầu cử này được Chính phủ Iraq xem là “phép thử” mang tính quyết định đối với nỗ lực củng cố nền dân chủ non trẻ của một đất nước bị chiến tranh tàn phá, trước khi Mỹ rút toàn bộ quân khỏi nước này (dự kiến vào cuối năm 2011).
Bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ, bất chấp bao thăng trầm của lịch sử, Cuba kiêu hãnh giữa lòng châu Mỹ Latinh với chiến dịch xóa mù chữ thành công mang tên “Vâng, tôi có thể” đang được nhân rộng trên khắp châu lục này.
Trong những ngày này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang vận dụng mọi khả năng có thể để thúc đẩy Quốc hội sớm thông qua dự thảo cải cách y tế đầy tham vọng của ông. Dự luật này bước đầu được cả Thượng viện và Hạ viện thông qua với 2 phiên bản khác nhau.
Hai quan chức Chile đã bị sa thải sau khi người ta phát hiện lỗi chính tả trên các đồng xu mệnh giá 50 peso của nước này, cụ thể, tên nước Chile đã bị in thành Chiie, theo hãng tin AFP hôm 13-2.
Ngày 11-2, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 12-2009 đã tăng lên 40,2 tỷ USD - mức cao nhất trong cả năm 2009, cao hơn 10,4% so với mức thâm hụt của tháng 11-2009 và lớn hơn nhiều so với dự đoán 36 tỷ USD của các nhà kinh tế.
Khách trên sàn quan sát của tòa tháp cao nhất thế giới ở Dubai đã được một phen hoảng loạn khi nghe thấy một tiếng “bùm” lớn, rồi sau đó khói bụi phát ra từ khe hở của một cửa thang máy ở tầng 124.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.