Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện gì đang diễn ra với nền kinh tế Mỹ?

 "Triển vọng ngắn hạn cho nền kinh tế Mỹ chắc chắn là yếu. Việc thay đổi các chính sách cơ bản rất có thể phải đợi đến sau cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 11 năm 2012.", GS Kinh tế Đại học Harvard Martin Feldstein nhận định.

 

Martin Feldstein hiện là Giáo sư kinh tế tại Trường Đại học Harvard, là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Ronald Reagan và là Cựu Chủ tịch Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia.

CPI tăng mạnh

Nền kinh tế Mỹ gần đây đột ngột chậm lại và khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế khác tăng cùng với mỗi lượt dữ liệu mới. Đây là một sự thay đổi đột ngột so với tình hình kinh tế vào cuối năm ngoái - và đại diện cho sự quay trở lại nhịp độ phát triển yếu kể từ sự phục hồi vào mùa hè năm 2009.

Tăng trưởng kinh tế tại Mỹ trong suốt 3 quý đầu năm 2010 không chỉ chậm mà còn bị thống trị bởi sự tích lũy hàng tồn kho chứ không phải từ bán hàng tới người tiêu dùng hoặc các hình thức bán hàng cuối cùng khác. Quý IV năm 2010 mang lại một sự thay đổi được hoan nghênh với việc chi tiêu tiêu dùng tăng ở mức 4% hàng năm, đủ để tổng GDP thực tế quý IV tăng 3,1% so với quý III. Nền kinh tế dường như đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào tích lũy hàng tồn kho.

Hiệu quả thuận lợi này khiến các nhà dự báo tư nhân và các quan chức chính phủ dự đoán tăng trưởng tiếp tục mạnh trong năm 2011, với mức sản xuất, việc làm và thu nhập cao hơn đem lại sự tiếp tục gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng và sự phục hồi kinh tế tự duy trì. Mức cắt giảm thuế suất theo lương 2% được ban hành nhằm bám chặt vào triển vọng thuận lợi này.

Không may thay, sự phục hồi chi tiêu tiêu dùng dự kiến không xảy ra. Giá lương thực và năng lượng tăng nhanh hơn mức tăng lương danh nghĩa, khiến cho mức thu nhập tuần trung bình thực tế giảm vào tháng 1 trong khi giá nhà liên tục giảm làm giảm sự giàu có của đại đa số các hộ gia đình. Kết quả là, chi phí tiêu dùng cá nhân thực tế tăng ở mức khoảng 1% hàng năm vào tháng 1, giảm so với mức tăng 4% của quý trước.

Mô hình giá tăng và thu nhập thực tế giảm lặp lại trong tháng 2 và 3, với chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh khiến cho thu nhập tuần trung bình thực tế giảm ở mức thường niên hơn 5%. Không ngạc nhiên gì, các biện pháp điều tra về tâm lý người tiêu dùng giảm mạnh và chi tiêu tiêu dùng hầu như không tăng từ tháng này qua tháng khác.

Thị trường nhà ở nguội lạnh

Giá nhà giảm đẩy việc bán hàng nhà mới và hiện tại xuống thấp. Điều này gây ra sự sụt giảm đáng kể trong khối lượng nhà ở và xây dựng nhà ở.

Sự sụt giảm đó có thể còn tiếp diễn vì gần 30% các nhà ở thế chấp có giá trị thấp hơn giá trị của khoản thế chấp. Điều này tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc tuyên bố mất khả năng chi trả vì các khoản thế chấp tại Mỹ là các khoản vay miễn truy đòi: các chủ nợ có thể lấy tài sản nếu người vay không trả nợ nhưng không thể lấy các tài sản khác hoặc một phần của thu nhập lương. Kết quả là 10% các khoản thế chấp hiện đang trong tình trạng khuyết tịch hoặc bị tịch thu thế chấp, hoặc có nguy cơ bị bán ở mức giá giảm.

Các doanh nghiệp phản ứng tiêu cực với sự suy yếu của nhu cầu nhà ở với các chỉ số, do Viện Quản lý cung cấp đưa ra, giảm đối cả các công ty sản xuất lẫn dịch vụ. Mặc dù các công ty lớn tiếp tục có lượng tiền mặt đáng kể trên bảng cân đối kế toán thì luồng tiền từ các hoạt động hiện tại của các công ty này giảm trong quý I.

Tính toán các đơn hàng gần nhất cho các hàng hóa cơ bản báo hiệu sự suy giảm trong đầu tư kinh doanh.

Thất nghiệp tăng cao, chứng khoán suy giảm

Tình trạng yếu kém tiếp tục tăng trong tháng 4 và 5. Mức tăng việc làm tương đối nhanh diễn ra trong 4 tháng đầu năm tạm ngừng trong tháng 5 khi chỉ có 54.000 việc làm mới được tạo ra, ít hơn 1/3 mức tăng trưởng việc làm trung bình trong 4 tháng đầu năm. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng tới 9,1% trong lực lượng lao động.

Thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu phản ứng lại với tất cả những tin xấu này theo cách có thể dự đoán được. Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm 3% và thị trường chứng khoán giảm trong 6 tuần liên tiếp, mức giảm giá lâu nhất kể từ năm 2002, với mức giảm giá cổ phiếu tích lũy tới hơn 6%. Giá cổ phiếu thấp hơn sẽ có những tác động tiêu cực tới chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh.

Không thể trông chờ chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ lật ngược tình thế. Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ duy trì chính sách giữ lãi suất cách nhật ở mức gần bằng 0; nhưng, trong bối cảnh lo sợ về bong bóng giá tài sản, cục sẽ không bảo lưu quyết định chấm dứt chính sách mua trái phiếu chính phủ - cái gọi là "nới lỏng định lượng" - vào cuối tháng 6.

Chính sách tài khóa thực sự sẽ thắt chặt trong các tháng tới. Chương trình kích thích tài chính thực thi năm 2009 sắp kết thúc với gói kích thích chi tiêu giảm từ 400 tỷ USD trong năm 2010 còn 137 tỷ USD trong năm nay. Các cuộc đàm phán cắt giảm chi tiêu hơn nữa và tăng thuế đang được tiến hành để giảm sự thâm hụt tài chính hơn nữa được dự đoán cho năm 2011 và các năm sau.

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì vậy triển vọng ngắn hạn cho nền kinh tế Mỹ chắc chắn là yếu. Việc thay đổi các chính sách cơ bản rất có thể phải đợi đến sau cuộc bầu cử Quốc hội và tổng thống vào tháng 11 năm 2012.
--------------------------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: NGUYỄN TUYẾN (THEO PROJECT SYNDICATE)

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: VEF