Tổng thống Barack Obama trong cuộc gặp với một số đại diện doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ, hôm 28/1 tại Nhà Trắng - Ảnh: Getty Images.
Ngày 28/1, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 819 tỷ USD của Tổng thống Barack Obama.
Dự kiến kéo dài hai năm, kế hoạch của ông Obama sau khi đã được Quốc hội Mỹ điều chỉnh và bổ sung một số điều khoản bao gồm hai mảng chính là 607 tỷ USD cho hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng và 212 tỷ USD cắt giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp.
Tân tổng thống Mỹ cho biết, phần lớn số tiền này sẽ được chi ngay lập tức và được kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 4 triệu việc làm mới cho nền kinh tế.
Trong lần bỏ phiếu ở Hạ viện này, kế hoạch nhận được 244 phiếu thuận và 188 phiếu chống. Đáng chú ý, không một hạ nghị sỹ Cộng hòa nào bỏ phiếu thuận với kế hoạch này, trong khi bên phía đảng Dân chủ chỉ có 11 hạ nghị sỹ nói “không” với kế hoạch của tân Tổng thống.
Hiện phe Cộng hòa vẫn đang bất đồng về quy mô và bản chất của kế hoạch này. Các hạ nghị sỹ của đảng này cho rằng, kế hoạch quá nặng về hoạt động đầu tư mới, thay vì cắt giảm thuế.
Dự kiến, kế hoạch này sẽ tiếp tục được đưa lên Thượng viện để chỉnh sửa một lần nữa vào ngày thứ Hai tuần tới (2/2) và sau đó là bỏ phiếu thông qua.
Kế hoạch này đã được cộng đồng quốc tế trông đợi từ lâu, ngay từ những ngày đầu ông Obama đắc cử vào cuối năm ngoái. Đây cũng được xem là một trong những bước đi lớn đầu tiên của ông Obama trong việc cho cả thế giới thấy ông bắt đầu thực hiện lời hứa tạo ra những đổi thay như thế nào. Một phần lớn thời gian làm việc sau khi nhậm chức ngày 20/1 vừa qua, ông Obama đã dành cho việc thúc đẩy gói kích thích kinh tế này.
Sau khi kế hoạch được thông qua tại Hạ viện, ông Obama đã hoan nghênh động thái ủng hộ của đa số các hạ nghị sỹ đối với kế hoạch của ông. Ông không nhấn mạnh vào sự bất đồng quan điểm giữa hai đảng tại Hạ viện về gói giải cứu kinh tế này, nhưng bày tỏ hy vọng kế hoạch sẽ được điều chỉnh thêm tại Thượng viện và sẽ nhận được sự ủng hộ lớn hơn.
“Tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục cải thiện kế hoạch này trước khi kế hoạch được chuyển lại cho tôi. Điều chúng ta không thể để xảy ra là cho phép những khác biệt quan điểm giữa hai đảng cản trở công việc của chúng ta. Chúng ta cần hành động nhanh chóng và cứng rắn để vực dậy thị trường việc làm, và đó chính là điều mà kế hoạch này bắt tay vào thực hiện”, ông Obama nói.
Kế hoạch do ông Obama đưa ra ít ngày sau khi chính thức nhậm chức được xem là một trong những kế hoạch khôi phục kinh tế có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Kế hoạch ra đời trong bối cảnh kinh tế Mỹ đã bị khủng hoảng tài chính đẩy vào một giai đoạn suy thoái tồi tệ và chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống George W. Bush đã cam kết bơm gần 9.000 tỷ USD để vực dậy hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, trong đó có kế hoạch kích thích kinh tế hơn 150 tỷ USD hồi đầu năm 2008 và một kế hoạch giải cứu ngành tài chính trị giá 700 tỷ USD. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ lãi suất đồng USD về mức thấp kỷ lục là 0 - 0,25%.
Do suy thoái kinh tế đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu, thời gian qua, thế giới đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các kế hoạch giải cứu kinh tế quy mô từ một vài tới vài trăm tỷ USD của nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Các số liệu của chính phủ Mỹ công bố ngày 30/1 cho thấy GDP của nước này trong một quý đã giảm với nhịp độ nhanh nhất trong vòng 27 năm qua
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu người Mỹ gốc châu Á thuộc Đại học Tổng hợp University of California, Los Angeles (UCLA,) ngày càng nhiều người gốc Á tham gia chính trường và nắm giữ trọng trách trong bộ máy chính quyền các bang Mỹ.
Bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, trước khi chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ, Barack Obama vẫn giành được niềm tin của 79% người dân Mỹ.
Đó là ý kiến của tỷ phú đầu tư nổi tiếng Mỹ, Warren Buffett. Ông cho rằng, khủng hoảng kinh tế Mỹ hiện nay không phải là quá tồi tệ nhưng lại luẩn quẩn trong nỗi lo sợ.
Theo Reuters, Ðại diện thương mại Mỹ Susan Schwab cho biết, ngày 16-1, Mỹ đã gửi đơn lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kiện Liên hiệp châu Âu (EU) về việc EU cấm nhập khẩu thịt gia cầm của Mỹ trong 11 năm qua.
Ngày 16/1, chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ gửi đơn kiện EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để phản đối việc EU đưa ra các biện pháp hạn chế đối với các sản phẩm thịt gia cầm của Mỹ được xử lý bằng clo trong quá trình tẩy rửa để tránh nhiễm khuẩn. Việc làm này khiến căng thẳng thương mại Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) lại gia tăng.
Ngày 19/1 - một ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thời báo Los Angeles đăng bài nhận định tình trạng trì trệ hiện nay của nền kinh tế Mỹ sẽ kéo dài vài năm nữa bất chấp các nỗ lực giải cứu của chính phủ đang nhanh chóng được triển khai.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.