Bảo vệ an toàn cho Tổng thống thực chất là duy trì sự hoạt động liên tục của chính quyền Mỹ. Vì vậy, đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và luôn được xếp hàng đầu trong các bí mật quốc gia của Mỹ. Gần đây, qua những hồ sơ được công khai, người ta mới biết được một phần kế hoạch này (tất nhiên chỉ là trong quá khứ); còn hiện tại đây là một nhiệm vụ tuyệt mật.
Trung đội trực thăng và đội đặc nhiệm số 1
Vào những năm 1970, trọng trách duy trì sự hoạt động của chính quyền Mỹ được đặt lên vai Trung đội trực thăng HMX-1 và lực lượng Đặc nhiệm mang phiên hiệu HS-1. Do đó, họ phải thường xuyên luyện tập trên tuyến đường bay đã xác định. Đồng thời, trong vòng 6 tháng kể từ khi nhậm chức, các thành viên Chính phủ Mỹ cũng phải làm quen với các phi công nhằm bảo đảm không để xảy ra bất cứ sơ suất nào tạo thành mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
Trung đội HMX-1 thuộc lực hượng Thủy quân lục chiến Mỹ, đóng ở căn cứ không quân An-đriu, bang Ma-ri-len, bang "ngoại ô" của thủ đô Oa-sinh-tơn. Trung đội này được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu 24 giờ/ngày. Trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công hạt nhân, một chiếc H-3 có động cơ cực mạnh dưới sự hộ tống của một chiếc trực thăng vũ trang hiện đại sẽ bay đến Oa-sinh-tơn và hạ cánh xuống bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng. Tổng thống Mỹ và các cố vấn sẽ lên chiếc H-3, tới một trung tâm chỉ huy thời chiến bí mật (được xây dựng ngầm, kiên cố ở một nơi nào đó trên đất Mỹ).
Trong khi đó, Trung đội HS-1 nhận trọng trách đưa nhân vật kế nhiệm tổng thống theo luật định cùng một số thành viên tới một trung tâm chỉ huy bí mật khác. Nếu ông chủ Nhà Trắng không có mệnh hệ gì, họ sẽ ở đó đợi lệnh. Trong trường hợp Tổng thống Mỹ tử nạn, họ sẽ tiếp quản quyền chỉ huy tối cao theo thứ tự ưu tiên (có thể lần lượt là: Phó Tổng thống, Chủ tịch lưỡng viện Quốc hội, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Nội vụ...). Theo một cựu phi công thuộc Trung đội HS-1, lực lượng đặc biệt này cũng đóng ở căn cứ không quân An-đriu và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu 24 giờ/ngày.
Ở Mỹ có ít nhất là vài nơi để Tổng thống và những người kế nhiệm Tổng thống theo luật định lánh nạn và chỉ huy các hành động tác chiến giáng trả đối phương trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra. Trong đó có một nơi gọi là "Địa điểm số 2" ở gần trại Đa-vít thuộc bang Ma-ri-len. Sở dĩ người ta thiết lập trung tâm chỉ huy ở đây là do ông chủ Nhà Trắng thường tới trại Đa-vít để nghỉ ngơi, nên nếu xảy ra chiến tranh, đây sẽ là khoảng cách ngắn nhất. Hơn nữa, việc xây dựng thêm một công trình tác chiến ở nơi có tính chất nghỉ ngơi, giải trí như trại Đa-vít cũng không phải là chuyện bất bình thường.
Nút ấn hạt nhân không chỉ nằm trong tay Tổng thống
Tới cuối những năm 1980, Tổng thống Mỹ khi đó là G.Bu-sơ đã đổi tên "Kế hoạch bảo vệ tổng thống" thành "Kế hoạch duy trì chính quyền hiến pháp". Sau đó, Mỹ thông qua luật tổ chức lại an ninh quốc gia, xây dựng một hệ thống gồm các trung tâm chỉ huy tác chiến chính yếu và trung tâm chỉ huy tác chiến thứ yếu tương đối phân tán. Người Mỹ phải làm như vậy vì cho rằng, trung tâm chỉ huy tác chiến chính yếu đương nhiên là mục tiêu chính, dễ bị tên lửa của đối phương truy tìm để phá hủy; trong khi đó, khả năng tồn tại của các trung tâm chỉ huy tác chiến thứ yếu cao hơn. Nhờ vào đó, người Mỹ vẫn có thể hạ mệnh lệnh ra đòn trả đũa hạt nhân.
Theo Pôn Brách-ken, một nhà khoa học chính trị nổi tiếng tại Đại học Yale (Mỹ), đồng thời là một chuyên gia về kiểm soát, chỉ huy hạt nhân, trước đây mọi người tưởng rằng chỉ có Tổng thống mới có quyền nhấn nút hạt nhân, nhưng thực tế không phải vậy. Nhằm bảo đảm cho việc trả đũa hạt nhân được thực thi thuận lợi, ít nhất có vài người trong Chính phủ Mỹ nắm trong tay nút nhấn hạt nhân, chỉ có điều quyền sử dụng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Đương nhiên, vì sự an toàn, danh tính của họ được coi là bí mật quốc gia. Đến khi Bu-sơ bố lên nắm quyền, ông thậm chí còn trao quyền phóng vũ khí hạt nhân cho một vài vị tư lệnh của hệ thống phòng không Bắc Mỹ và 6 hoặc 7 đại tướng 4 sao.
Một quan chức tình báo Mỹ tiết lộ, nước Mỹ từng có một trung tâm chỉ huy chiến lược trên không là một chiếc Bô-ing 747, mang theo một vị tướng hai sao, làm nhiệm vụ trực chiến trên không trong 8 tiếng. Nó đổi ca liên tục để bảo đảm trung tâm hoạt động 24 giờ trong ngày không nghỉ. Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và quan hệ Đông - Tây dần trở nên hòa hoãn, trung tâm chỉ huy chiến lược trên không này đã hạ cánh, nhưng vẫn phải bảo đảm khi có lệnh là có thể bay lên bất cứ lúc nào.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Ông Alan Greenspan - nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ, đồng thời là cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang (FED) tin rằng Mỹ sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khoảng 3% trong quý IV/2009.
Ngày 5/10 người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs cho biết Tổng thống Barack Obama không có kế hoạch theo đuổi gói kích thích kinh tế thứ hai, nhưng các cố vấn kinh tế của ông đang xem xét một loạt chương trình để tạo công ăn việc làm.
Brazil đã trở thành nền kinh tế đang nổi mới nhất hỗ trợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong "sứ mệnh đã được tăng cường" của thể chế tài chính đa phương này thông qua việc mua 10 tỷ USD (6,8 tỷ euro) để mua trái phiếu IMF, sau khi Trung Quốc và Ấn Độ cam kết cấp khoản quỹ hàng tỷ USD cho IMF.
Theo thống kê ngày 2/10 của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 9 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã lên tới 9,8% với 263.000 lao động bị mất việc, tăng mạnh so với 201.000 trường hợp của tháng 8.
Suy thoái kinh tế đã dẫn tới một cuộc chiến quyết liệt nhằm giành giật vốn đầu tư giữa 50 bang của nước Mỹ. Chính quyền các bang này đang ra sức vận dụng mọi chiến lược nhằm thu hút doanh nghiệp từ bỏ các bang khác để tới bang mình làm ăn, cho dù đó là doanh nghiệp nhỏ mới thành lập hay những công ty lớn và lâu đời.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua và doanh thu hàng tháng của các nhà bán lẻ bắt đầu tăng trưởng trở lại kể từ tháng 8/2008 tiếp tục là những dấu hiệu tích cực cho thấy triển vọng phục hồi của kinh tế Mỹ.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke khẳng định triển vọng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi sự suy thoái tương đối tốt bất chấp thị trường tài chính vẫn còn khó khăn.
Cơ quan môi trường liên bang của Mỹ (EPA) vừa công bố quyết định buộc các hãng hàng không hoạt động trên đất Mỹ phải xét nghiệm và làm sạch nước sử dụng trong các phòng vệ sinh trên máy bay nhằm loại trừ tình trạng nhiễm khuẩn mới được phát hiện.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.