Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Mỹ tháng 11: Tâm điểm 600 tỷ USD

Kinh tế Mỹ từ sau khủng khoảng năm 2008-2009 luôn gắn với các gói kích thích và tháng 11/2010 cũng không nằm ngoài qui luật đó.

Khi không có các lực đẩy nào khác, "bơm tiền" là giải pháp cuối cùng mà FED lựa chọn, nếu không kinh tế Mỹ có thể rơi vào tình trạng suy thoái.

Tại sao FED phải "bơm tiền", câu hỏi được nhiều người đặt ra và chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Cần biết rằng kinh tế Mỹ năm 2010 và đặc biệt từ giữa năm đã có nhiều tín hiệu xấu mà Chủ tịch FED, ông Ben S.Bernanke gọi là "u ám", "u ám một cách bất thường", trái qui luật và khó lý giải.

Về khách quan, kinh tế thế giới nếu nhìn vào các trung tâm lớn cũng bị "sa lầy".

Châu Âu đang vật lộn với khủng khoảng nợ công bắt đầu từ Hy Lạp đến Ireland, Nhật Bản đang vất vả với đồng Yên "bỗng dưng" tăng giá, Kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn điều chỉnh với đồng NDT tăng giá và GDP "neo" ở mức 9,5% là những bước đi đầu tiên.

Về kinh tế trong nước, tỷ lệ thất nghiệp vẫn "treo" ở mức 9,6%, lãi suất giữ nguyên 0,25%, tăng trưởng ở mức thấp và không ổn định, đồng USD giảm giá so với các ngoại tệ chủ chốt khác nhưng không tạo sự đột biến trong tăng trưởng GDP.

Với những phân tích nêu trên, kích thích kinh tế là điều không thể không thực hiện cho dù có thể phát sinh tác dụng phụ (lạm phát tăng) cho nền kinh tế cũng như trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Ban hành gói kích thích trị giá 600 tỷ USD, FED cũng nhận được những ý kiến, những quan điểm khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

"Thật đáng tiếc là ông Bernanke không hiểu gì về kinh tế, ông ấy không hiểu về tiền tệ cũng như tài chính", ý kiến của nhà đầu tư  nổi tiếng Rogers. "Gây tổn hại tới phần còn lại của thế giới", lời Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên.

Nhưng cách giải thích của "kiến trúc sư" kinh tế Mỹ Chủ tịch FED Ben S.Bernanke đã nhận được sự thông cảm hơn cả khi cho rằng chính khó khăn của kinh tế Mỹ và vì kinh tế Mỹ mới phải ban hành gói kích thích trị giá 600 tỷ USD nêu trên.

Hiệu quả của gói kích thích còn ở phía trước nhưng đồng USD giảm giá, xuất khẩu tăng và lạm phát có thể tăng là những biến số vĩ mô có thể sớm nhận biết nhất.

Nếu gói kích thích mang lại hiệu quả cho kinh tế Mỹ, đó là điều may mắn cho Mỹ cũng như phần nào đó của kinh tế thế giới.

Ngược lại, nếu gói kích thích không mang lại hiệu quả như mong muốn cho kinh tế Mỹ, sự rủi ro cũng như bất ổn cho kinh tế Mỹ cũng như kinh tế thế giới sẽ đến gần hơn bao giờ hết. Hãy chờ và kiểm nghiệm.

(tamnhin)

  • Gần 18 triệu người Mỹ không đủ thức ăn
  • Brazil vô địch thế giới về tái chế vỏ hộp kim loại
  • Chính sách thuế làm nóng nghị trường Mỹ
  • Thêm công ty Mỹ phát hành trái phiếu bằng Nhân dân tệ
  • Sau mặt trăng là sao hỏa
  • Lỗi hẹn với ISS
  • Kế hoạch M của NASA
  • Năm 2010, tình báo Mỹ tiêu tốn hơn 80 tỷ USD