Lãnh đạo các ngân hàng hàng đầu của Mỹ tại cuộc điều trần trước Ủy ban điều tra về khủng hoảng tài chính (FCIC). (Ảnh: Reuters)
Ngày 13/1, tại cuộc điều trần đầu tiên về khủng hoảng tài chính, lãnh đạo các ngân hàng hàng đầu của Mỹ đã xin lỗi vì gây ra và tích tụ nhiều sai lầm dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trước Ủy ban điều tra về khủng hoảng tài chính (FCIC), gồm 10 thành viên, lãnh đạo các ngân hàng lần lượt thừa nhận ngành ngân hàng đã "gây quá nhiều thiệt hại" cho nền kinh tế Mỹ, buộc chính phủ phải đổ hàng trăm tỷ USD để cứu các công ty trong hơn một năm qua.
Nhiều công ty là lực đẩy lớn cho nền kinh tế, nhưng không có các nguồn lực hiệu quả để đối phó với những nguy cơ khi môi trường thay đổi nhanh chóng. Lãnh đạo các ngân hàng thừa nhận sự cần thiết phải rút ra các bài học từ cuộc khủng hoảng, coi đây là cơ hội để thay đổi thể chế và củng cố niềm tin vào hệ thống kinh tế Mỹ.
Chủ tịch FCIC Phil Angelides cho biết các cuộc điều trần sẽ được tổ chức trong suốt năm nay và hàng trăm cá nhân sẽ bị chất vấn.
Với tỷ lệ thất nghiệp đạt tới mức cao trong vòng 26 năm qua, sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ ở Mỹ, tâm trạng tức giận của công chúng về cuộc khủng hoảng, các khoản cứu trợ dùng tiền của những người đóng thuế và các khoản thưởng hậu hĩnh cho các chủ ngân hàng đang gia tăng.
Cuộc điều trần của FCIC có thể "đổ thêm dầu" vào tâm lý bất mãn của dân chúng đối với các ngân hàng và về vai trò của chính phủ trong việc cứu trợ một ngành kinh doanh hùng mạnh bị nhiều người Mỹ coi là tham lam và vô trách nhiệm.
Giới phân tích nhận định chính quyền của Tổng thống Barack Obama và một số thượng nghị sĩ lo ngại về thời gian và tác động tiềm tàng của các cuộc điều trần của FCIC. Mối lo ngại xoay quanh việc "bất kỳ phát hiện nào tạo ra sự phẫn nộ của dân chúng đều có thể làm chệch hướng những thoả hiệp được ký kết tại Nhà Trắng".
Trong khi đó, từ Nhà Trắng, người phát ngôn Robert Gibbs cho biết trong ngày 14/1, Tổng thống Barack Obama sẽ thông báo kế hoạch đảm bảo cho những người đóng thuế có thể thu lại được khoản tiền mà họ đã đóng góp cho các gói cứu trợ, theo đó có thể áp dụng mức phí mới đối với các công ty tài chính lớn nhất nước Mỹ để thu hồi khoảng 120 tỷ USD.
Dự kiến Ủy ban tài chính Hạ viện Mỹ sẽ có cuộc điều trần vào ngày 22/1 để thảo luận vấn đề bồi thường cho các công ty tài chính và phi tài chính.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ tháng 9/2008 đã lan rộng ra toàn cầu, cản trở tăng trưởng, đẩy Mỹ và nhiều nền kinh tế khác rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Sau 6 năm tăng trưởng liên tục với mức tăng bình quân 5,36% năm, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra từ cuối năm 2008, kinh tế các nước khu vực Mỹ latinh bị tác động tiêu cực, sản xuất đình đốn, việc làm bị cắt giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao tới 8,3 %/ năm.
Mỹ đang nỗ lực mở rộng một hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, được coi là sáng kiến đột phá để thúc đẩy thị trường lao động Mỹ và đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới này ra khỏi trì trệ.
Trả lời phỏng vấn trên Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc gia ngày 8/1, Thủ tướng Canada Stephen Harper cho rằng nước này vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi suy thoái kinh tế và những số liệu cho thấy kinh tế đang tăng trưởng trở lại chỉ mang tính kỹ thuật chứ không phải là nhân tố quyết định đối với sự phục hồi của nền kinh tế.
Chiếc xe hơi hiệu Tata Nano do Hãng chế tạo ô tô Tata Motors sản xuất được mệnh danh là “xe hơi rẻ nhất thế giới”, hiện giá bán của chiếc xe này tại Ấn Độ chỉ là 2500USD. Hãng Tata Motors đang có ý định xuất khẩu sang Mỹ dòng xe này.
Mỹ Latinh đã khép lại năm 2009 với những thành công trong các cuộc tổng tuyển cử đa phần thuộc về phe cánh tả. Điển hình là chiến thắng của đương kim Tổng thống Bôlivia Êvô Môralết khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ hai với trên 60% phiếu bầu.
Báo cáo Lao động và Tiền lương hàng quý của Bộ Lao động dựa vào 9.1 triệu người sử dụng lao động và tính toán từ sổ sách thuế và bảo hiểm, cho thấy số lượng việc làm cho đến tháng 9 đã giảm 5.1%.
Phòng Thương mại Canada ngày 28/12 dự báo nền kinh tế nước này sẽ duy trì đà tăng trưởng trong năm 2010 mặc dù xuất khẩu giảm sút, đồng nội tệ (CAD) tăng giá mạnh và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao.
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và 5 quốc gia thuộc Liên minh A rập Maghreb (Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Li-bi và Mô-ri-ta-ni) đã tăng gấp ba về khối lượng giai đoạn 2004-2008, từ 10,3 lên 29,1 tỷ USD. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này mang lại nhiều lợi ích nhất cho Li-bi, nước đã mở cửa thị trường cho những sản phẩm của Mỹ sau hơn 20 ngừng quan hệ thương mại do lệnh cấm vận của Mỹ (1982-2003).
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.