Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ có nguy cơ đánh mất vị trí siêu cường vì thâm hụt ngân sách

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson cho rằng Mỹ sẽ đánh mất vị trí siêu cường nếu tiếp tục để vấn đề thâm hụt ngày càng trầm trọng

Hai năm sau khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính, tình trạng thâm hụt của Mỹ đang trở thành vấn đề quan trọng được bàn thảo trong chương trình nghị sự chính trị. Mức thâm hụt trong năm nay của Mỹ được dự đoán lên tới 1,34 nghìn tỷ USD và theo ước tính của Cơ quan Ngân sách Quốc hội, một viễn cảnh về trường hợp xấu nhất sẽ là mức nợ công lên tới 18,5% GDP cho tới năm 2035.

Theo ông Henry Paulson – Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, nước này sẽ có nguy cơ mất đi vị trí siêu cường nếu nền kinh tế lớn nhất thế giới này không bắt tay vào giải quyết tình trạng thâm hụt. “Tôi không thtưởng tượng vbt cthi đim nào trong lch sca mt cường quc li có thtiếp tc là mt cường quc nếu hkhông có mt nn kinh tếvà mt hthng tài chính hùng mnh. Các vn đca chúng ta đã rõ ràng. Đó là nhng vn đchúng ta có thgii quyết được và sphi được gii quyết” - ông cho biết.

Ông Paulson cho biết các chính trị gia của Mỹ sẽ áp dụng các giải pháp giải quyết vấn đề này mặc dù ông không chắc chắn liệu có cần một cuộc khủng hoảng nào đó để khởi sự một hành động hay không.

Những lo lắng về mức độ cũng như xu hướng tương lai của thâm hụt được dấy lên khi Tổng thống Barack Obama nỗ lực kêu gọi những hỗ trợ tại Washington DC cho một gói chính sách mới được thiết kế nhằm trợ giúp cho nền cho kinh tế này. Cũng trong sự lo lắng đó, Tổng thống Obama, tuần trước, đã thẳng thừng phủ nhận việc coi kế hoạch vận động 180 tỷ USD từ cắt giảm thuế và chi tiêu đã được đề xuất như một “sự kích thích”. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn người Mỹ tin rằng gói kích thích ban đầu dường như không giúp gì cho tăng trưởng mà chỉ làm cho tình trạng nợ nần của Mỹ thêm tồi tệ hơn. Ông Paulson thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế đã chậm lại nhưng theo ông, Mỹ sẽ không phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kép. Những ước tính chính thức cho tăng trưởng trong quý II của năm đã bị cắt giảm xuống mức 1,6% và nhiều nhà phân tích cho rằng các số liệu trong quý III sẽ vẫn yếu kém. Ông Warren Buffett - nhà tỷ phú đầu tư đồng thời là giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway cũng tin rằng Mỹ sẽ không rơi vào một cuộc khủng hoảng thứ hai. Phát biểu trước hội nghị phát triển kinh tế Montana, ông cho biết “Tôi đánh cuc ln vào đt nước này. Chúng tôi skhông có mt cuc khng hong kép nào c

Trong lễ bế mạc kỷ niệm 2 năm ngày sụp đổ của Lehman Brothers, ông Paulson cho rằng mặc dù ông đã kỳ vọng nhiều từ những luật lệ tài chính mới nhưng bấy nhiêu thôi sẽ không đủ để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khác. “Chúng ta phi gisrng lut lđó không hoàn ho. Trong 10 năm ti, có thscó lúc chúng ta lâm vào mt cuc khng hong tài chính khác bi vì chúng ta luôn luôn phi cho là như vy” - ông cho biết.

Đạo luật Dodd-Frank được quốc hội thông qua sau nhiều cuộc tranh luận vào đầu mùa hè vừa rồi nhằm thiết lập một luật mới bảo vệ người tiêu dùng, trang bị cho các bộ máy điều chỉnh luật nhiều quyền lực hơn để xóa bỏ các công ty phá sản và gây khó khăn hơn cho các công ty chạy theo các hoạt động kinh doanh rủi ro và nghĩ rằng người trả thuế sẽ cứu trợ nếu họ thất bại. Ông Paulson, từng là giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs trước khi làm việc cho Bộ tài chính Mỹ vào mùa hè năm 2006, đã khẳng định rằng quyền lực quan trọng mà đạo luật Dodd-Frank trao cho các bộ máy điều chỉnh luật lệ là khả năng hạn chế một ngân hàng thua lỗ khỏi quá trình phá sản.

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)