Trụ sở của Charter Communications tại St. Louis (Mỹ). Chủ tịch, đồng thời là cổ đông lớn nhất nắm giữ 35% cổ phần của Charter là người đồng sáng lập hãng phần mềm Microsoft, ông Paul Allen - Ảnh: AP.
Charter Communications, hãng truyền hình cáp lớn thứ tư của Mỹ, vừa cho biết sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ lên tới 21 tỷ USD.
Với tài sản trị giá 15 tỷ USD, Charter có thể đánh dấu vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ từ đầu năm tới nay. Lượng tiền mặt còn trong bảng cân đối kế toán của Charter tính tới ngày 11/2 này chỉ là 800 triệu USD.
Tuy nhiên, theo kế hoạch mà Charter cùng một số chủ nợ mới vạch ra, hãng có thể cắt giảm 8 tỷ USD trong số nợ nói trên.
Tại Mỹ, Charter hiện là hãng dịch vụ truyền hình cáp có quy mô đứng sau các đối thủ Comcast, Time Warner Cable và Cox. Hãng hiện có 5,5 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ truyền hình cáp. Ngoài ra, hãng còn cung cấp các dịch vụ video trực tuyến, video kỹ thuật số, Internet tốc độ cao và điện thoại cho hàng triệu khách hàng.
Chủ tịch, đồng thời là cổ đông lớn nhất nắm giữ 35% cổ phần của Charter là người đồng sáng lập hãng phần mềm Microsoft, ông Paul Allen.
Charter cho biết, đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 - Luật Phá sản Mỹ, sẽ được hãng nộp lên toàn án trong thời gian từ nay tới ngày 1/4 tới đây.
Theo đề nghị xin tái cơ cấu nợ của đơn này, nhiều chủ nợ và người nắm giữ trái phiếu do Charter phát hành sẽ được thanh toán bằng một số loại giấy tờ có giá mới, cổ phiếu, và tiền mặt, tùy thuộc vào thứ hạng của họ trong danh sách chủ nợ của tập đoàn.
Đối tượng sẽ mất trắng là những cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông của Charter vì cổ phiếu phổ thông đã phát hành của hãng sẽ bị hủy hoàn toàn.
Nhiều khả năng số nợ ngân hàng trị giá 10 tỷ USD của Charter sẽ được tập đoàn này thanh toán đầy đủ, trong khi số nợ 11 tỷ USD đối với người nắm giữ trái phiếu do Charter phát hành sẽ được cắt giảm xuống còn 3 tỷ USD.
Phần lớn số trái phiếu của Charter do các trái chủ nắm giữ sẽ được chuyển đổi sang trái phiếu mới, cổ phiếu phổ thông mới hoặc chứng quyền để mua cổ phiếu phổ thông của hãng.
Trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay ở Mỹ, Charter chịu ảnh hưởng khá mạnh, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của lượng khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của hãng sụt mạnh. Việc Charter xin bảo hộ phá sản phản ánh tình trạng khó khăn nói chung của các doanh nghiệp Mỹ hiện nay, trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông.
Riêng trong năm 2008, giá cổ phiếu của Charter đã sụt giảm 96%. Hiện giá trị thị trường của hãng chỉ còn khoảng 15 triệu USD, so với mức 5 tỷ USD vào năm 2001.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Vấn đề chính sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 phiên đăc biệt sẽ nhấn mạnh đến biện pháp kích thích kinh tế các nước thành viên.
Mạng tin "Asia Times" ngày 12/2 nhận định chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Đông Á của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát đi một thông điệp quan trọng cho thấy chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Barack Obama hướng về châu Á, nói lên sự quan tâm mới của Mỹ trong việc tăng cường các mối quan hệ Đông-Tây.
Cả nước Mỹ đang mong ngóng lưỡng viện Mỹ thông qua gói kích cầu 827 tỷ USD nhằm chấn hưng nền kinh tế đang đổ vỡ. Thế nhưng, dường như sự mục rũa của hệ thống ngân hàng Mỹ khiến họ không thể cầm cự thêm được nữa. Bởi ngay khi Hạ viện Mỹ vừa thông qua đề xuất tung nốt tiền cứu trợ của tân Tổng thống Barrack Obama thì lại có thêm 3 ngân hàng mới tuyên bố phá sản.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner vừa tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ tung số tiền lên tới 2.000 tỷ USD để khơi thông dòng chảy tín dụng và giải quyết vấn đề tài sản độc hại trong các ngân hàng.
Theo tờ báo Lemonde của Pháp ngày 09/02/2009, hơn một nghìn ngân hàng Mỹ, chiếm 1/8 tổng số, đang có nguy cơ phá sản trong 3 đến 5 năm tới do thua lỗ lớn xuất phát từ cuộc khủng hoảng gây ra bởi thị trường bất động sản bị tan vỡ.
Brazil sẽ xây dựng một triệu nhà giá rẻ cho người nghèo trong năm 2010 để phục hồi ngành xây dựng trong nước đang bị đóng băng và tạo thêm việc làm, Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva cho biết.
Trong cùng một ngày, chính quyền Barack Obama, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Hạ viện “tấn công” mạnh mẽ vào cuộc khủng hoảng kinh tế bằng số lượng tiền khổng lồ lên tới 3.000 tỷ USD bơm vào các quỹ của chính phủ và tư nhân trong thời điểm thị trường tín dụng đóng băng, tình trạng thất nghiệp tăng cao. Trong động thái khẩn cấp, Chánh văn phòng Nhà Trắng Rahm Emanuel đã đến Đồi Capitol đề họp với các lãnh đạo Đảng Dân chủ cũng như các nghị sĩ trung lập - những người xem lá phiếu là yếu tố quyết định của mọi thỏa thuận.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.