Ông Alexander Vershbow tại Tbilisi ngày 20/10. (Ảnh: Getty Images)
Ngày 20/10, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Alexander Vershbow khẳng định Mỹ không có kế hoạch thiết lập cơ sở thuộc Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia (NMD) trên lãnh thổ các nước không phải là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Tbilisi của Gruzia, ông Vershbow nhấn mạnh "Mỹ không tham vấn với bất cứ quốc gia nào không thuộc NATO về vấn đề NMD, bởi vì Washington không dự định bố trí một phần bộ phận NMD mới trên lãnh thổ các nước này".
Ngoài ra, ông Vershbow còn cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tham vấn các quốc gia thành viên NATO sau khi Washington từ bỏ kế hoạch triển khai một phần NMD tại Ba Lan và Cộng hòa Séc, vốn bị Nga chỉ trích gay gắt.
Quan chức quốc phòng Mỹ này nêu rõ Washington cũng tham vấn Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa.
Đề cập quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh, ông Vershbow khẳng định Mỹ sẽ không triển khai căn quân sự trên lãnh thổ Gruzia, nhưng Washington sẽ giúp Tbilisi hiện đại hóa hệ thống quốc phòng để đáp ứng các tiêu chuẩn của NATO và giúp nước này nhanh chóng gia nhập NATO.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Vershbow đưa ra những tuyên bố trên sau cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Gruzia, thảo luận về việc thực hiện Hiệp định đối tác chiến lược Mỹ-Gruzia được hai bên ký kết hồi tháng Giêng vừa qua.
Theo giới quan sát, những tuyên bố này dường như nhằm giải tỏa những quan ngại của Nga cho rằng Mỹ có thể bố trí một phần NMD tại hai nước thuộc Liên Xô trước đây là Gruzia và Ukraine.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bày tỏ lo ngại về vấn đề trên sau khi báo giới dẫn lời ông Vershbow cho biết Washington đang cân nhắc lựa chọn Ukraine là nơi có thể bố trí hệ thống radar trong khuôn khổ cơ cấu NMD mới của Mỹ tại châu Âu.
Matxcơva nhấn mạnh Nga theo dõi chặt chẽ quá trình tiếp xúc của Mỹ về NMD và kêu gọi tất cả các bên liên quan thể hiện trách nhiệm tối đa của mình trong vấn đề này./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Cựu Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald W.Reagan, ông George Shultz cho rằng Washington cần dỡ bỏ hoàn toàn bao vây cấm vận chống Cuba.
Phái viên Mỹ về Trung Đông George Mitchell đã kết thúc chuyến công du Trung Đông mà không tạo được đột phá trong việc nối lại đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, vốn bị đình trệ từ tháng 12 năm ngoái.
Những người hưởng lương hàng đầu tại một số công ty tài chính và xe hơi nhận nhiều tiền cứu trợ nhất sẽ bị cắt giảm lương theo một kế hoạch mới của chính phủ Mỹ
Kế hoạch cứu trợ kinh tế trị giá 787 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tạo ra khoảng 30.000 việc làm cho các doanh nghiệp nhận trợ giúp của chính phủ liên bang.
Chính quyền của tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức thông báo cho Liên hợp quốc về việc nước này tham gia các cuộc thương lượng về kiểm soát vũ khí của Liên hợp quốc nhằm ký kết hiệp ước quốc tế về điều chỉnh buôn bán vũ khí thông thường.
Ngày 19-10, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho biết ông muốn giải quyết linh động việc bố trí lại các căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Okinawa, phía Nam Nhật Bản. Phát biểu này được đưa ra trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tới Nhật Bản, quan chức cao nhất của Mỹ thăm nước này kể từ khi đảng Dân chủ Nhật Bản lên cầm quyền.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 21/10 tuyên bố Mỹ sẽ không bao giờ bình thường hóa quan hệ cũng như dỡ bỏ cấm vận với Triều Tiên nếu nước này tiếp tục sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo nguồn tin nước ngoài, ngày 20/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết Washington sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản trước các động thái của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.