Ấn Độ đang được biết đến là một nền kinh tế mới nổi tại khu vực châu Á |
Mỹ đang thúc đẩy Ấn Độ nâng cao vai trò của họ tại khu vực châu Á với tư cách là một trong những nền dân chủ hàng đầu và nền kinh tế lớn nhất vào thời điểm khu vực này đang trở nên ngày càng lo lắng về một Trung Quốc quả quyết hơn.
Trước chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Ấn Độ vào đầu tháng tới, các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ đã cho biết họ muốn Ấn Độ đảm nhận vai trò “năng động hơn” ngoài khu vực Nam Á sát cạnh trong hợp tác an ninh, chính trị và thương mại. “Chúng tôi nhìn nhận Ấn Độ như một cường quốc của khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ không bị giới hạn về hoàn cảnh của láng giềng sát cạnh họ” - một quan chức cho biết. Cho tới nay, Ấn Độ vẫn chưa được tính trong số các thể chế Đông Nam Á mới nổi mà đang ràng buộc một cách lỏng lẻo với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ và Australia.
Những bình luận của Mỹ được đưa ra đồng thời với chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh tới Nhật Bản trong lịch trình đầu tiên của chuyến đi theo chiến lược “nhìn về hướng Đông” (Look east) mà điểm đến tiếp theo sẽ là Việt Nam và Malaysia trong tuần này. Ông Singh và ông Naoto Kan -Thủ tướng Nhật đã kết thúc những đàm phán về một hiệp định hợp tác kinh tế tạo điều kiện gia tăng những đầu tư của Nhật tại nền kinh tế đang phát triển nhanh này.
Các lãnh đạo của Ấn Độ đã bày tỏ những lo lắng rằng nền kinh tế của họ đang bị bao bọc bên trong bởi việc mở rộng các mối quan hệ thương mại và chính trị của Bắc Kinh với Pakistan, Burma, Nepal và Sri Lanka. Một quan chức Mỹ cho biết “Chắc chắn Trung Quốc là một chủ đề bàn luận sôi nổi giữa các chính phủ. Chúng tôi không có những mối quan tâm tương tự.” Ngoài ra, New Delhi còn bày tỏ những quan ngại về mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh. Năm ngoái, họ đã rất thất vọng khi một thông cáo được đưa ra trong suốt chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Bắc Kinh đã tạo cho Trung Quốc một vai trò tại khu vực Nam Á. New Delhi đặc biệt “nhạy cảm” với những tham vọng của Trung Quốc về Pakistan được trang bị vũ khí hạt nhân, về sức mạnh hàng hải ngày càng gia tăng của họ, về những vấn đề tranh luận vùng biên giới tại Arunachal Pradesh, quốc gia Đông Bắc của Ấn Độ và Kashmir.
Theo các quan chức Mỹ, việc thúc đẩy Ấn Độ nâng cao vai trò của họ tại khu vực châu Á không phải là một nỗ lực tái cân bằng mối quan hệ của Washington với New Delhi và Bắc Kinh. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng Ấn Độ sẽ có một vai trò lớn hơn trong các diễn đàn khu vực châu Á giống như hội nghị Đông Nam Á. Mặc dù Ấn Độ sẽ không được dự đoán tham gia với Mỹ như một liên minh quốc phòng, quốc gia này đã trở thành đối tác diễn tập quân sự thường xuyên nhất của Mỹ, thực hiện 50 cuộc diễn tập trong hơn 8 năm qua. Các quan chức Mỹ rất nhiệt tình trong việc phát triển khả năng phối hợp hoạt động của vũ khí quân đội Ấn Độ nhằm cho phép hỗ trợ trong các hoạt động nhân đạo, duy trì hòa bình và chống cướp biển. Mỹ miêu tả mối quan hệ của họ với Ấn Độ như đã biến đổi “theo hàm mũ” dưới các nhiệm kỳ tổng thống của ông Bill Clinton, George W. Bush và hiện giờ là ông Obama.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com