Tại một phiên điều trần liên quan đến luật chống độc quyền của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào cho các công ty Mỹ do Quốc hội tổ chức, tuy các chuyên gia luật đã đánh giá cao những tiến bộ đã đạt được của Trung Quốc trong phương diện quy tắc cạnh tranh trên thị trường, nhưng họ vẫn mong chờ, Trung Quốc phải bảo đảm các công ty nước ngoài có thể có môi trường cạnh tranh công bằng trong quá trình quốc gia này thi hành luật.
Phát biểu trong phiên điều trần do một nhóm thuộc Ủy ban tư pháp Hạ viện Mỹ tổ chức, Nghị sỹ Hank Johnson tại Hạ viện Quốc hội Mỹ đến từ bang Georgia cho biết, sở dĩ họ mở phiên điều trần này là vì một nhóm các thương nhân Mỹ đang nghi ngờ “luật chống độc quyền” của Trung Quốc có thể sẽ có tính mâu thuẫn khi thi hành và giải thích.
Theo ông Johnson, trong thời kỳ kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, cần phải cảnh giác, bảo đảm các công ty và doanh nghiệp Mỹ sẽ không bị kỳ thị, đặc biệt là tại một thị trường vừa lớn lại vừa quan trọng như Trung Quốc.
Ông Tad Lipsky, đối tác của Văn phòng luật sư Latham & Watkins, LLP cho biết, việc Trung Quốc thi hành luật chống độc quyền có thể sẽ mang đến nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Mỹ và các quốc gia khác nên cảnh giác trong phương diện này. Theo ông Lipsky: “Chúng ta cần phải cảnh giác trước luật pháp của Trung Quốc, không nên để nó gây bất lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Mỹ, cũng không nên gây cản trở cho sự sáng tạo hoặc bảo hộ lợi ích cho các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc, như các doanh nghiệp quốc doanh, đặc biệt là những ngành nghề được bảo hộ. Do đó, nội dung chính của vấn đề này nằm ở việc phải duy trì cảnh giác”.
Các đại diện cho giới doanh nhân Mỹ cũng đã bày tỏ rõ ràng về những lo lắng của họ về đạo luật này. Khi bàn đến việc liệu các doanh nghiệp quốc doanh có được đối xử thiên vị hơn hay không, ông Shanker Singham, đối tác của Hãng luật quốc tế Squire, Sanders & Dempsey, LLP, đại diện cho Thương hội Mỹ cho rằng, luật chống độc quyền của Trung Quốc đã phân biệt rõ các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân, đồng thời cũng cho thấy rõ các doanh nghiệp quốc doanh nên tuân thủ luật pháp.
Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng, tại những nước khác, doanh nghiệp quốc doanh thường hay gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình thi hành luật có liên quan đến vấn đề tương tự: Ngoài ra, ngay cả mục tiêu của các doanh nghiệp quốc doanh là tối đa hóa thu nhập cũng không giống với như các doanh nghiệp tư nhân theo đuổi việc tối đa hóa lợi nhuận, vì thế, họ có thể làm một số chuyện mà các doanh nghiệp tư nhân không thể làm. Do đó, ông Singham cho rằng, nên tạo một sân chơi cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp quốc gia và doanh nghiệp tư nhân.
Cũng theo ông Singham, nỗi lo do luật này gây ra không nhằm vào doanh nghiệp quốc doanh với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp Trung Quốc với doanh nghiệp nước ngoài, mà nằm ở việc liệu thị trường Trung Quốc có tồn tại vấn đề trong phương diện cạnh tranh hay không. Bên cạnh đó, ông này còn bày tỏ nỗi lo về luật chống độc quyền của Trung Quốc có thể gây ra những hành vi chống cạnh tranh liên quan đến cạnh tranh, bản quyền trí tuệ, kiểm soát sáp nhập…
Thương hội Mỹ kiến nghị các cơ quan chính phủ thiết lập một tổ công tác để thu thập các vấn đề có liên quan, nhằm truyền đạt mối quan tâm của Mỹ về những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình thi hành luật chống độc quyền với Trung Quốc.
(vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com