Trong một động thái gây bất ngờ, Tổng thống Nga Đmitri Métvêđép vừa tuyên bố rằng, hiệp ước mới (START-II) thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn I (START-I) giữa Nga và Mỹ "đã hoàn tất 95%".
Thái độ lạc quan và "nhã nhặn" này hoàn toàn trái ngược với những dự đoán trước đó từ châu Âu về phản ứng của Mátxcơva sau khi Bộ Quốc phòng Ba Lan công khai kế hoạch đặt một khẩu đội tên lửa Patriot của Mỹ cách biên giới Nga 100km, thay vì bố trí gần thủ đô Vácsava như trước đây.
Tên lửa Patriot của Mỹ đặt tại Ba Lan.
Đây là thông điệp thiện chí của Mátxcơva ngay trước vòng đàm phán mới về START dự kiến diễn ra vào đầu tháng 2 tới. Tuy nhiên, với thông điệp này, Điện Cremli đã tung "bóng" sang phần sân của Mỹ. Hay nói một cách khác, 5% còn lại để START-II thành công sẽ phụ thuộc vào thái độ của Oasinhtơn liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa, vấn đề gai góc nhất tồn tại giữa quan hệ hai nước suốt thời gian qua.
Trên thực tế, START là vấn đề nhẹ nhàng nhất mà hai bên đã chọn để khởi động lại mối quan hệ. Việc cắt giảm các đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí khổng lồ của Nga và Mỹ được cả hai bên nhận ra là sẽ đem lại lợi ích cho hai nước vì duy trì chúng vô cùng tốn kém và không cần phải sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân như vậy. Trong quan hệ Nga - Mỹ, việc cắt giảm vũ khí hạt nhân được ví như là quả ở dưới thấp, rất dễ hái. Một trì hoãn kéo dài hoặc thất bại trong việc phê chuẩn START-II đồng nghĩa với thực tế là hai nước chưa thật sự có biến chuyển đáng kể trong quan hệ. Điều này gây bất lợi về ngoại giao cho cả Mỹ lẫn Nga. Do đó, đây là "phép thử" đầu tiên để xem Mátxcơva và Oasinhtơn sẽ hợp tác với nhau như thế nào để chấm dứt di sản thù địch của thời Chiến tranh Lạnh.
Trải qua nhiều cuộc đàm phán, dù hai bên đã nhất trí được phần lớn điều khoản, nhưng START-II vẫn chưa ký được do tồn tại vấn đề trao đổi dữ liệu về tên lửa. Mỹ không gắn START-II với vấn đề phòng thủ tên lửa, mà cho rằng cần phải giải quyết riêng biệt hai vấn đề này. Trong khi đó, Nga lại cho rằng bộ phận tấn công và phòng thủ của các lực lượng chiến lược luôn gắn bó và không thể tách rời. Đây chính là lý do ra đời của Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) năm 1972. Sau đó, Mỹ đơn phương rút khỏi ABM, làm nảy sinh nguy cơ phá vỡ thế cân bằng về hệ thống tấn công và phòng thủ chiến lược. Vì thế, Mátxcơva luôn gắn yêu cầu này với văn kiện mới thay thế START-I. Đây là lý do khó khăn cho cả Mátxcơva và Oasinhtơn để hoàn tất 5% còn lại; nhất là khi các tên lửa Patriot của Mỹ sắp xuất hiện ngay sát lãnh thổ Nga.
Đáng lưu ý là, trước đó, để "khởi động lại" mối quan hệ với Nga, ông chủ Nhà Trắng tuyên bố không triển khai dự án của người tiền nhiệm Gioócgiơ Busơ, đặt dàn tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và hệ thống rađa ở CH Séc. Để đáp lại "tấm thịnh tình" của Oasinhtơn, Mátxcơva cũng tuyên bố không đưa tên lửa chiến thuật hiện đại Iskander tới Kaliningrát. Câu hỏi đặt ra là, khi Nhà Trắng thay dàn tên lửa này bằng một dàn tên lửa khác thì Điện Cremli có thể một lần nữa tỏ "tấm thịnh tình" bằng cách đưa tổ hợp tên lửa "Topol-M" cơ động đặt dưới tầng hầm vào chế độ trực chiến hay không? Cũng cần thêm rằng, không kém gì Iskander, "Topol-M" là tên lửa có tốc độ xuất phát cao và thời gian lấy đà tăng tốc ngắn nên đối phương rất khó phát hiện và đánh chặn. Đây là lý do khiến người ta lo ngại vòng đàm phán Nga - Mỹ sắp tới về START-II rơi vào bế tắc.
Đến thời điểm này, Điện Cremli vẫn bác bỏ thông tin rằng Nga sẽ tăng sức mạnh hải quân nhằm đáp trả việc Ba Lan "kê" tên lửa Mỹ gần biên giới Nga. Mátxcơva vẫn kiên trì chờ lời giải thích của Vácsava và Oasinhtơn về động thái này. Ngoại trưởng Nga Xécgây Lavrốp trong một tuyên bố (ngày 23-1) đã bày tỏ mối quan tâm tới quan hệ Ba Lan - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO); đồng thời tỏ ý hoài nghi về một "điều gì đó" đang diễn ra khiến "mọi người nghĩ rằng hình như Ba Lan đang chống lại Nga".
Chưa biết Oasinhtơn sẽ phản ứng thế nào sau bước đi của Mátxcơva, nhưng chắc chắn để người Nga "hiểu" và "thông cảm" trước một vấn đề mang tầm chiến lược sống còn không phải là chuyện đơn giản.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ có nguy cơ đối mặt với thêm nhiều chỉ trích sau khi có nguồn tin tiết lộ rằng cơ quan này đã thu thập trái phép nội dung hàng ngàn cuộc gọi điện thoại ở Mỹ
Tờ Bưu điện Washington số ra ngày 27/1 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông qua các chiến dịch tình báo và quân sự bí mật chung giữa Mỹ và quân đội Yemen, vốn được khởi động sáu tuần trước đây và đã tiêu diệt nhiều thủ lĩnh khu vực của al-Qaeda.
Nhà Trắng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ ở mức bình quân 10% trong năm nay do các công ty vẫn hạn chế thuê mướn lao động sau khi khủng hoảng diễn ra khiến kinh tế Mỹ mất đi 7 triệu việc làm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa kêu gọi áp dụng các quy định mới nghiêm ngặt hơn đối với các ngân hàng lớn của Mỹ, trong đó có J.P Morgan Chase và Goldman Sachs.
Trong khi CIA và Lầu Năm Góc âm thầm đưa người vào Yemen, tổng thống Obama tuyên bố chưa có ý định đưa quân vào nước này để tiêu diệt các phần tử khủng bố có quan hệ chặt chẽ với Al-Qaeda vốn là mối đe dọa mới làm người dân Mỹ ăn ngủ không yên
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung xem ra vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và không biết bao giờ mới tới hồi kết, bởi sau các sản phẩm thép bị áp thuế chống phá giá hồi cuối năm 2009 và đầu năm nay, lần này đến lượt mặt hàng chăn điện của Trung Quốc phải chịu trận.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.