Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời đại Mỹ nới lỏng tiền tệ có thể sẽ chấm dứt

 Cục dự trữ liên bang Mỹ FED có thể ám chỉ vào cuối tháng 6 tới sẽ kết thúc chương trình thu mua tài sản, chính sách nới lỏng tiền tệ toàn cầu sẽ chấm dứt.

Khi Ủy ban thị trường mở liên bang FOMC– cơ quan phụ trách về hoạch định lãi suất mở cuộc họp vào 27/4 tới, sẽ không mấy khả năng sẽ loại bỏ kế hoạch thu mua tài sản ngoài chương trình nới lỏng định lượng thứ hai (QE2) với quy mô 600 tỷ USD, nhằm hạn chế lựa chọn cho mình. QE sẽ kết thúc vào cuối quý 2.

Tuy nhiên, các quan chức của FED hiểu rõ rằng, việc công bộ kế hoạch thu mua nhiều tài sản hơn vào thời khắc cuối cùng sẽ gây hỗn loạn cho thị trường. Do đó, nếu trong hội nghị vào cuối tuần sau, FED không bàn luận tới gói “QE3”, điều này sẽ đồng nghĩa, hiện giờ họ dự đang định hoàn tất chương trình QE2 trị giá 600 tỷ USD.

Nới lỏng định lượng là một công cụ chính sách có sức hấp dẫn sau khi lãi suất ngắn hạn cắt giảm về mức 0%. Thông qua việc thu mua chứng khoán như trái phiếu chính phủ Mỹ, ngân hàng trung ương còn có thể duy trì mức lãi suất dài hạn thấp, từ đó kích thích kinh tế.

Cho dù các quan chức FED khá ôn hòa đều cho rằng, không có lý do gì để từng bước thực hiện chương trình thu mua tài sản, bởi vì rủi ro vào mùa thu năm ngoái khiến họ tung ra QE2 đã biến mất.

Tỷ lệ lạm phát cốt lõi không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng đang biến động khá lớn, vẫn thấp hơn mục tiêu “tương đối hoặc thấp hơn 2%” của FED, nhưng tỷ lệ lạm phát cốt lõi hiện nay dường như đang tăng lên, chứ không phải giảm xuống.

Mới đây, Chủ tịch FED Ben Bernanke có nói, “chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ đã xuất hiện dấu hiệu tự phục hồi”. “Những rủi ro đi kèm cùng với sự phục hồi kinh tế đã có phần suy giảm, và rủi ro giảm phát cũng trở nên nhỏ bé không đáng kể”, ông Bernanke bổ sung thêm.

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB đã nâng lãi suất, nếu FED lại kết thúc chính sách nới lỏng định lượng, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ trở thành ngân hàng trung ương chính cuối cùng vẫn thực hiện chính sách nới lỏng. BOJ lo lắng, thảm họa động đất xảy ra vào tháng trước đã khiến nền kinh tế nước này đi theo chiều hướng suy thoái.

Sau cuộc họp của FED diễn ra vào tháng này, lần đầu tiên Chủ tịch FED mở cuộc họp báo công bố dự đoán kinh tế mới nhất của FOMC. Trước kia, FOMC thường hoãn 3 tuần mới công bố, nhưng việc công bố trước này nhằm nâng cao tính cần thiết của họ.

Tuy nhiên, nhận thức phổ biến cho rằng chưa cần phải từng bước thực hiện chương trình thu mua tài chính không đồng nghĩa, nhiều thành viên của FOMC vội vàng sẽ nâng lãi suất. Thống đốc Ngân hàng FED bang Michigan – ông Charles Evans cho hay: “Chỉ cần tỷ lệ lạm phát cốt lõi không tăng tới 1,5% so với cùng kỳ, tôi tuyệt đội nghi ngờ liệu có cần điều chỉnh chính sách tiền tệ hay không”.

Một vài quan chức theo phái ôn hòa của FOMC vẫn lo lắng về những rủi ro tăng trưởng, đặc biệt là ảnh hưởng của giá dầu cao đối với người tiêu dùng. Trái lại, những người ủng hộ việc nhanh chóng thi hành chính sách thắt chặt của FOMC lại cho rằng, FED cần phải hành động nhằm ngăn chặn lạm phát leo thang.

(Vitinfo)