Tổng thống Obama đã từ chối xác nhận vào ngày thứ tư vừa qua rằng những chính sách đối nội của mình chung quy là vì một chính phủ mang tính xã hội chủ nghĩa. Nói chuyện với một nhóm những nhà lãnh đạo các tập đoàn, ông Obama đã bảo vệ chính sách chi tiêu, thuế và những đề xuất về luật pháp như một phản ứng tự nhiên trước cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính lịch sử vừa qua.
Tuyên bố rằng mình là một “người tin tưởng mạnh mẽ vào thị trường tự do,” ông Obama đã thách thức những lời chỉ trích đầy bất mãn với nhiệm kì tổng thống của mình. Nói về những chính sách trong năm đầu tiên cầm quyền, ông cho biết : “đó là để cứu nền kinh tế khỏi sự sụp đổ, chứ không phải để bành trướng sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế.” Sự xuất hiện của tổng thống trước nhóm này, thuộc tổ chức những nhà trưởng điều hành của nước Mỹ được biết tới như Bàn tròn kinh tế, đã khiến ông đứng trước những thính giả còn đa nghi vào thời điểm ông Obama đề cập nhiều hơn về các vấn đề của tầng lớp dân thường, công kích lòng tham của các tập đoàn, các gói tiền thưởng khổng lồ và sự rủi ro tại phố Wall.
Ông Obama sử dụng cuộc chạm chán như một ví dụ mà các chính sách của ông cuối cùng cũng sẽ giúp cho việc kinh doanh bằng cách bảo vệ chống lại sự vượt quá giới hạn và tạo nhiều công ăn việc làm hơn. “Chúng tôi đã đạt đến đúng thời điểm trong các chính sách của mình khi mà những nỗ lực hợp lý nhằm cải thiện hệ thống luật pháp, hay có những hoạt động đầu tư cơ bản trong tương lai, đã quá quen với những lời chỉ trích ‘chính phủ can thiệp quá nhiều’ hay thậm chí là ‘chủ nghĩa xã hội,’” ông Obama cho biết. “Cách ám chỉ đó không chỉ đi ngược lại với lịch sử của chúng ta mà nó còn cản trở chúng ta trả lời những câu hỏi không dễ dàng về sự cân bằng giữa khu vực công và tư.” Trong bài diễn văn của mình, tổng thống Obama đã chỉ ra rằng những tranh luận hiện nay về vai trò của chính phủ đã không chỉ ra được điểm mấu chốt của vấn đề. Trong khi kinh tế cần chịu trách nhiệm tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng, ông cho biết, “chính phủ lại giữ một vai trò thiết yếu nhưng bị hạn chế” bởi việc ban hành luật về giao thông, đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường xá, giáo dục và thiết lập mạng lưới xã hội an toàn cho những vấn đề xã hội yếu điểm nhất. Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa lại chế nhạo những nhận xét của ông Obama.
“Khu vực kinh tế không cần bất cứ bài diễn thuyết nào khác về việc làm sao họ có thể giúp thúc đẩy sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế,” ông Katie Wright, người phát ngôn cho ủy ban đảng Cộng hòa quốc gia cho biết. “Cái họ cần là một chương trình chính sách sẽ khuyến khích kinh tế phát triển, thay vì một chương trình nghị sự đối nghịch với các thuyết của chủ nghĩa tư bản mà đã giúp cho nền kinh tế của chúng ta trở nên năng suất và có tính cạnh tranh cao nhất trên thế giới.” Trong 13 tháng cầm quyền, ông Obama đã thực hiện một loạt những sự can thiệp ngoại lệ của chính phủ vào khu vực tư nhân, bao gồm cả gói cứu trợ kinh tế cho các ngân hàng mà ông phải thừa hưởng từ cựu tổng thống George W. Bush, gói kích thích chi tiêu mà ông đã ban hành và việc nắm quyền kiểm soát cục bộ trong ngành công nghiệp ô tô. Những đề xuất của ông nhằm mở rộng vùng chăm sóc sức khỏe và giới hạn lượng phát thải cac-bon đã thổi bùng những lo ngại trong một số người Mỹ về sự mở rộng của chính phủ. Trong năm 2010, chi tiêu ngân sách của chính phủ liên bang sẽ tương đương với khoảng 25% tổng sản lượng của nền kinh tế Mỹ, mức cao nhất được ghi nhận trong lịch sử nước Mỹ ngoại trừ ba năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cũng tương tự như vậy, khoản nợ quốc gia 13,8 ngàn tỉ đô la ước tính đến cuối năm nay sẽ là khoản nợ lớn nhất so với kích cỡ nền kinh tế kể từ năm 1948.
Ông Obama thừa nhận những lo lắng đó, nhưng ông cũng cho rằng chương trình chi tiêu của mình chỉ là những giải pháp cấp bách tạm thời nhằm ngăn chặn một cuộc đại suy thoái mới. Một số người lo ngại rằng họ sẽ “tiêu biểu cho thời kì tăng trưởng cuối cùng dưới sự can thiệp của chính phủ”, ông cho biết, “ thế nên hãy để tôi bảo đảm với các bạn, hãy để tôi làm điều đó mình bạch, nhưng họ không làm thế.” Và ông đã công kích lại những lời chỉ trích về kế hoạch của mình nhằm thặt chặt luật pháp trong ngành tài chính. “Chúng ta không thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ,” ông cho biết. “Chúng ta không thể để những vụ việc như một A.I.G hay một Lehman khác xảy ra lần nữa. Chúng ra không thể cho phép các tổ chức tài chính, bao gồm cả những tổ chức giữ tiền gửi của mình đánh bạc để rồi đe dọa của nền kinh tế.” Ông cho biết thêm: “Có những người vận động hành lang đã rất sẵn sàng cố để giết chết các chính sách cải cách bằng cách tuyên bố rằng chúng sẽ phá hoại việc kinh doanh bên ngoài khu vực tài chính.
Điều đó không đúng, Đây là vấn đề đặt những điều luật đúng chỗ để có thể khuyến khích sự phát triển và sáng tạo thay vì sự thu hẹp và lạm dụng. Và nó là những điều luật sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.” Nhận thấy sự giận dữ trong lòng nước Mỹ ngày nay, ông Obama cho biết điều đó chỉ đang xúi giục chúng ta “quay lưng với những người khác và tìm những người chịu trận để đổ lỗi,” một vài lời chỉ trích buộc tội ông vì những điều ông đã ám chỉ về phố Wall. Nhưng ông Obama đã cố gắng để hướng tới những mối lo của các nhà điều hành về chính sách tăng thuế với những người giàu đã được lên kế hoạch trong các gói tiền bù đắp của các hãng đã nhận tiền cứu trợ. “Hầu hết những người Mỹ, trong đó có tôi, không hề ghen tị với những khoản thưởng xứng đáng cho một công việc được hoàn thành tốt,” ông cho biết. “Điều làm mọi người bất bình là những khoản tiền thưởng quá lớn ở những hàng mà mới gần đây đã cần tới những gói cứu trợ khổng lồ từ công chúng. Một khi khoản tiền đó được hoàn trả, tôi không tin rằng chính phủ sẽ còn hợp lí khi đặt ra các mức đền bù trong nền linh tế.” Về việc những kế hoạch của ông đối lập với chính sách cắt giảm thuế dưới thời kì của tổng thống Bush cho những hãng thu về hơn 250.000 đô la một năm – có lẽ mọi người trong khán phòng đều nghĩ vậy – ông Obama cho biết: “Tôi không làm điều này là để trừng phạt hay vì tôi thích đóng thuế. Tôi làm điều này là vì vào thời kì của hai cuộc chiến tranh và những khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ, tôi không thể biện hộ cho việc tiếp tục giảm thuế cho những nhà triệu phú và những nhà tỉ phú.”
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com