Trong khi người Mỹ tiếp tục tranh cãi xem chính phủ có nên đóng vai trò gì trong quá trình thúc đẩy Đổi Mới không, thì các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất đều tất bật sử dụng chính sách của chính phủ để thiết lập vị thế dẫn đầu hết ngành này đến ngành khác. Đổi Mới: Sức mạnh trong cơn gió chướng "Bước đầu tiên để chinh phục tương lai là phải khuyến khích Đổi Mới trên đất Mỹ"- Đó là lời của tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu của ông trước toàn liên bang hồi tháng 1, trong đó sử dụng từ "Đổi Mới" đến 11 lần. Ít nhất về vấn đề này, đảng Cộng Hòa dường như cũng đồng quan điểm với ông. Nếu lắng nghe những bài phát biểu của các chính khách khác như Mitt Romney, Newt Gingrich hay Mitch Daniels thì sẽ thấy từ này cũng được nhắc lại hết lần này tới lần khác. Tất cả mọi người đều muốn có Đổi Mới và cho rằng đó chính là chìa khóa dẫn tới cánh của tương lai của nước Mỹ. Các chính trị gia hiện đang "khát" Đổi Mới vì những lý do cấp bách hơn. Tăng trưởng tương lai của Mỹ sẽ phải đến từ các ngành công nghiệp mới tạo ra những sản phẩm và quá trình mới. Các nghành công nghiệp cũ đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Thay đổi kỹ thuật đã mang lại hiệu suất cao hơn nhiều cho các nhà máy và văn phòng. Nhân lực giá rẻ ở Trung Quốc và Ấn Độ đã khiến rất nhiều việc làm bị chảy ra nước ngoài. Chỉ có duy nhất một sức mạnh bền bỉ mà chúng ta có- sức mạnh sẽ giúp chúng ta trụ vững sau cơn gió chướng này, đó chính là Đổi Mới. Nhưng có một vấn đề còn đáng báo động hơn: ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nước Mỹ không còn đi đầu trong lĩnh vực này như xưa nay vẫn thế. Hai báo cáo của Tập đoàn tư vấn Boston và Quỹ Đổi Mới và CNTT (ITIF) chỉ ra rằng nước Mỹ hiện nay chỉ đứng thứ 8 và thứ 6 xét trên các tiêu chuẩn đánh giá như chi tiêu cho nghiên cứu, bằng sáng chế và cấp vốn đầu tư. Trên thực tế, bảng xếp hạng của ITIF có một hạng mục đánh giá mức độ cải thiện năng lực Đổi Mới của mỗi quốc gia từ năm 1999 đến 2009, nghiên cứu các yếu tố như tài trợ chủa chính phủ cho nghiên cứu cơ bản, giáo dục và các chính sách thuế doanh nghiệp. Trong số 40 quốc gia được phân tích thì Mỹ đứng chốt sổ. Có định nghĩa duy nhất về Đổi Mới? Thế nào là Đổi Mới? Chúng ta không có một định nghĩa duy nhất về khái niệm này, nhưng một điều rõ ràng là quá trình này không chỉ bao gồm những đột phá về công nghệ hay khoa học, và điều này sẽ rõ ràng hơn khi bạn nhìn vào những công ty được đánh giá là đổi mới nhất. Hiếm có một công ty nào luôn đứng đầu trong các bảng xếp hạng về Đổi Mới, do tiêu chuẩn thường rất khác nhau. Tuy nhiên, khi giải quyết vấn đề Đổi Mới thì Apple là một ngoại lệ bởi họ luôn thống trị bất cứ bảng xếp hạng nào. Vậy có thể định nghĩa Đổi Mới của Apple như thế nào? Đây không phải là công ty tập trung vào những đột phá khoa học hay các bằng sáng chế và phát minh. Theo xếp hạng năm 2010 của Booz & Co. về chi tiêu của các công ty cho nghiên cứu và phát triển (R&D), Apple chỉ đứng ở vị trí 81. Công ty này chi chưa đến một nửa khoản ngân sách mà các công ty máy tính và điện tử vẫn thường đầu tư cho R&D, và số đó cũng chỉ bằng 1/5 so với đầu tư của Microsoft. Những đổi mới của Apple rất mạnh mẽ và sâu sắc, nhưng chúng chỉ tập trung trong lĩnh vực thiết kế, sử dụng của người tiêu dùng và tiếp thị. Không có gì bất thường ở đây cả. Trên thực tế, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ phụ vụ nhu cầu tiêu dùng hay các mục tiêu kinh doanh chính là đổi mới thực thụ. Có thể kể ra vài cái tên nổi tiếng về Đổi Mới theo tiến trình lịch sử. Len Baker- một trong những cha đẻ của ngành đầu tư tư bản tại thung lũng Silicon cho biết: "Một ví dụ mà tôi rất thích là Isaac Merritt Singer- người đầu tiên phát minh ra máy khâu. Lợi ích thực sự đối với xã hội là ông là người đầu tiên bán sản phẩm này cho phụ nữ, bởi trước đó ai cũng nghĩ phụ nữ không thể vận hành máy móc. Đó là Đổi Mới. Và rồi cả eBay- công ty không phát minh ra những công nghệ mới mà chỉ sử dụng công nghệ và cách mạng hóa cách mà mọi người làm nhiều việc". Vai trò của đột phá công nghệ Nhưng dù những ý tưởng mới là vô cùng quan trọng đối với Đổi Mới thì công nghệ mới cũng có vai trò không kém. Theo Eric Schmidt- chủ tịch điều hành của Google thì "bạn cần cả hai". Đối với Goolge, ông giải thích rằng đột phát công nghệ về một chương trình tìm kiếm mới hơn và hiệu quả hơn đến trước tiên, sau đó mới đến ý tưởng kiếm lời từ việc xây dựng mô hình mới cho quảng cáo. Hệ sinh thái khuyến khích đột phá công nghệ và ứng dụng của nó không phát triển trong môi trường chân không. Nó đòi hỏi những trường ĐH lớn, những công ty sôi động phải dành rất nhiều thời gian và năng lượng để nghiên cứu và nhận được những khoản tài trợ lớn từ chính phủ. Trên thực tế, những đột phá công nghệ rõ ràng là nhờ hỗ trợ tài chính của chính phủ. Vai trò của chính phủ Đối với những quốc gia khác, vai trò của nhà nước không có gì phải tranh cãi. Trong khi người Mỹ tiếp tục tranh cãi xem chính phủ có nên đóng vai trò gì trong quá trình thúc đẩy Đổi Mới không, thì các nền kinh tếĐổi Mới là sức mạnh duy nhât và bền bỉ giúp Hoa Kỳ sức mạnh trụ vững sau cơn gió chướng (Ảnh: Time)
Có thể lấy Hàn Quốc làm ví dụ. Ai có thể nghĩ quốc gia này sẽ trở thành một ông lớn trong ngành công nghiệp đóng tàu, sắt và thép trên thế giới? Nhưng ngay từ 40 năm trước, họ đã xác định đây là những ngành công nghiệp chính mà họ tập trung phát triển. Và cũng ngày càng có nhiều minh chứng cho thấy các công ty Trung Quốc đang bắt đầu có những hành động đổi mới, tất nhiên là thường với sự hỗ trợ của chính phủ.
"Nhiều người tưởng rằng đổi mới do chính phủ dẫn đầu ở Trung Quốc sẽ không hiệu quả, nhưng ít nhất đến thời điểm này Trung Quốc đang thiết lập vị trí đầu tàu trong những ngành công nghiệp như năng lượng mặt trời, tuabin gió và tàu cao tốc".
Ngay cả những người hoài nghi về hỗ trợ trực tiếp của những công nghệ cụ thể cũng nhất trí rằng nghiên cứu cơ bản rất cần đầu tư của chính phủ. Chung quy lại, sẽ không thể có Đổi Mới nếu không có hỗ trợ to lớn từ phía chính phủ cùng với khu vực tư nhân năng động đầy sức sống. Mỹ là quốc gia lý tưởng nhất có được điều này, vì dù có những suy nghĩ trái chiều nhưng trên thực tế chính phủ Mỹ đã chi hàng trăm tỷ USD đầu tư vào khoa học, công nghệ và thậm chí là một số ngành cụ thể. Tại Washington, đầu tư cho Đổi Mới đang ngày càng mang hơi hướng chính trị.
Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ kết hợp chính sách hỗ trợ của chính phủ và những sáng kiến cho khu vực tư nhân để tạo ra bùng nổ Đổi Mới thì nó cũng không thể giải quyết mọi vấn đề nan giải hiện tại. Họ đang dần thoát ra khỏi suy thoái nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Những người có vốn thì giàu có hơn, nhưng dân thường thì phải đối mặt với những thách thức to lớn.
"Đổi Mới có thể giải quyết được vấn đề này không?" không phải là câu hỏi dễ trả lời. Hãy nhìn Apple- công ty hiện có giá trị lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau ExxonMobil. Những kỹ năng đổi mới của họ đã mang lại những phần thưởng lớn cho cổ đông và các nhà quản lý, nhưng nếu đem so sánh với công ty Foxconn trụ sở ở Đài Loan - công ty thực tế sản xuất rất nhiều sản phẩm của Apple, thì sẽ thấy một sự khác biệt lớn. Hai công ty có cùng mức doanh thu nhưng Apply tuyển dụng 50.000 nhân viên, trong khi Foxconn có đến 1 triệu nhân viên. Đó chính là bài học quan trọng.
Chúng ta cần Đổi Mới cấp bách. Nếu muốn nước Mỹ lấy lại phong độ như xưa, chúng ta cần những biện pháp cấp bách hơn để tái xây dựng nền giáo dục và tái thiết cơ sở hạ tầng.
Trên thực tế, tìm kiếm được những cách thức để thực hiện những nhiệm vụ này chính là Đổi Mới lớn nhất và quan trọng nhất.
--------------------------------------------
Tác giả: LƠ NGUYỄN (THEO TIME//VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com