Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vấn đề châu Âu khiến Mỹ “không thể ngồi yên”

Sau khi kết thúc cuộc đối thoại chiến lược khá hài lòng với Trung Quốc, hôm qua (26/5), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner lại vội vàng sang thăm châu Âu. Trong thời gian 2 ngày, ông Geithner sẽ gặp mặt tân Bộ trưởng Tài chính Anh và các quan chức châu Âu khác, thảo luận các vấn đề như giám sát tài chính và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Trong chuyến bay thẳng tới London, Bộ trưởng Tài chính Geithner cho hay: “Tân chính phủ Anh vừa lên cầm quyền, hy vọng trong cuộc hội đàm lần này có thể đạt được sự nhất trí trong việc thúc đẩy cải cách tài chính toàn cầu, để làm nền cho hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 sắp tới’.

Một vài phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng, chuyến công du của ông Geithner hiển nhiên xuất phát từ lệnh cấm “bán khống vô tội vạ” mà Đức đang thực thi. Trước đó, Đức đã đề xuất hạn chế “bán khống” và nạn nhân trực tiếp chịu thiệt thòi sẽ là Anh và Mỹ, bởi vì đa số các quỹ phòng hộ đều đến từ hai quốc gia này. Theo các chuyên gia phân tích trong ngành, nếu đặt cách làm của Đức lên bàn hội nghị quốc tế, thì sự hợp tác Mỹ - Anh chắc chắn sẽ có lợi cho việc làm suy giảm mức độ chống đầu cơ đơn phương của Đức.

Do lo ngại, thị trường tài chính sẽ vẫn tiếp tục biến động, ông Geithner sẽ còn cùng với các quan chức tài chính châu Âu bàn bạc về việc thực hiện gói viện trợ.

Chương trình giải cứu các tài sản có vấn đề (TARP) trị giá 700 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ đã thi hành trước đó gần đây không những đã thu được một số hiệu quả đáng kể, mà còn giúp ổn định được ngành tài chính. Theo số liệu thống kê mới nhất, đến cuối tháng 3, chi phí thực tế của chương trình TARP chỉ có 100 tỷ USD. Một số nhà đầu tư cho rằng, khối ngân hàng châu Âu hiện đã xuất hiện nguy cơ thắt chặt tín dụng, do đó cần phải học hỏi kinh nghiệm từ ông Geithner, bởi vì sau khi chính phủ các nước Liên minh châu Âu lần lượt tung ra các kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách, ngân hàng các nước EU có thể sẽ cho vay nhiều hơn, khi đó có thể thiết lập các quỹ để ổn định khối ngân hàng. Tuy nhiên, cần phải tiến hành các cuộc “Stress Test” trước, rồi sau đó mới dùng vốn để giúp đỡ thị trường bất động sản, người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi sử dụng gói TARP, nó đã phát huy tác dụng trong phương diện ổn định thị trường vốn và khôi phục lòng tin của thị trường.

(Vitinfo)

  • Mỹ: Niềm tin người tiêu dùng trở lại
  • Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng đã củng cố hi vọng về hồi phục kinh tế
  • Hạ viện Đức đồng ý tham dự gói 1.000 tỷ USD
  • Mỹ: Thượng viện thông qua dự luật cải cách tài chính
  • Sức nóng từ vịnh Mexico
  • Sứ mệnh khó khăn của Ngoại trưởng Mỹ
  • Công khai tài sản của chủ nhân nhà Trắng
  • Mỹ mở rộng khu vực cấm đánh bắt hải sản tại vịnh Mexico