Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bắc Phi: Điểm sáng trên thị trường ôtô thế giới

Trong khi lượng xe bán ra giảm mạnh tại thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc vì khủng hoảng kinh tế thì tại Marốc, cũng như những nước khác cận Xahara, thị trường này vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức 20-30% trong năm tới.

Giới chuyên môn cho rằng 2 triệu xe hơi đối với Marốc, một nước có dân số 32 triệu người và những nước láng giềng của nước này là một thị trường cần được chinh phục. Mức tăng trưởng 20%/năm được duy trì từ nhiều năm nay với số xe bán ra khoảng 100.000/năm. Nhiều hãng ôtô có tên tuổi vẫn tiếp tục đầu tư mở thêm những "showroom" mới để quảng cáo và thu hút khách hàng .
Ông Hatim Kaghat, người của hãng Kia Motors Maroc (KMM) khẳng định: "Kia không bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, công việc đầu tư và tuyển dụng vẫn được duy trì bình thường". Một điểm bán hàng mới của KMM, được khai trương trong tháng 4 vừa qua, nằm ở giữa Casablanca và Mohammedia trên một diện tích 8.500m2, bao gồm khu vực bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, xưởng bảo dưỡng và một kho chứa xe 100 chiếc để bán. Riêng "showroom" rộng 1.000 m2 được trang trí rất hấp dẫn với những bức ảnh khổng lồ của những gương mặt thể thao nổi tiếng trong nước và quốc tế về quần vợt và bóng đá. Trên thực tế, Kia luôn là nhà tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn ở Marốc, ví dụ như marathon trên cát. Hiện đã có 20 điểm bán hàng tại nước này, Kia có kế hoạch mở thêm một điểm bán hàng với qui mô như trên tại cửa ngõ Marrakech trong năm 2009. Tuy mới đứng chân được 6 năm, hãng xe Hàn Quốc này xếp thứ 4 về thị phần tại Marốc nhờ loại xe hơi nhỏ Picanto, vượt qua Suzuki Alto, Huyndai Atos. Hiện nay, các loại xe hơi nhỏ bán khá chạy tại Marốc, chiếm 60% doanh thu.
Tập đoàn CFAO làm đại lý cho các loại xe Opel, Chevrolet, Hummer và Isuzu. Điểm bán hàng đầu tiên được khai trương trong tháng 1/08 tại Casablanca. Tại đây, ngoài một "showroom" và gần 1.500 xe để bán, còn có xưởng sửa chữa nhỏ, trạm bảo dưỡng và các dịch vụ tín dụng và bảo hiểm kết hợp. CFAO đã đầu tư cho dự án này 70 triệu DH (6,5 triệu Euro) và dự kiến mở thêm nhiều địa điểm tương tự tại thủ đô Rabát và các thành phố: Tanger, Marrakech và Agadir.
Chuyên nhập các loại xe Peugeot và Citroen, tập đoàn Sopriam lại chọn những địa điểm gần trung tâm thành phố. Hiện tại, Sopriam phải chi tới gần 3 triệu euro cho một điểm bán hàng so với 2 triệu euro cách đây 4-5 năm. Tập đoàn này hiện có 14 điểm bán hàng tại Marốc và dự kiến mở thêm 10 địa điểm nữa trong giai đoạn 2009-2011.
Trung tâm ôtô Marốc (CAC), chuyên nhập xe Wolkswagen, cũng sẽ không chịu dừng lại ở con số 11 điểm bán hàng và một "showroom" mới quảng cáo cho xe Skoda khai trương hơn một năm nay tại Casablanca.
Xe Renault của Pháp hiện đứng đầu bảng về thị phần tại Marốc, vì vậy hãng này đã mở chi nhánh riêng cách đây một năm.
Tại Bắc Phi, Angiêri vẫn là thị trường ôtô lớn nhất với mức tăng trưởng liên tục trong ba năm qua đạt 23%/năm. Số lượng xe bán ra trong 9 tháng qua đã vượt ngưỡng 200.000. Trong khi đó, tại Tuynidi, số xe bán ra ước đạt khoảng 45.000 năm 2008.

(theo Vinanet)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi