Trước sự phát triển mạnh của thị trường sản phẩm sạch tại châu Âu, ngày càng có nhiều các nhà sản xuất châu Phi hướng đến một nền nông nghiệp sạch nhằm cho ra đời những sản phẩm hữu cơ, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng châu Âu.
Trong khi đó, những nguyên tắc để xác định một sản phẩm sạch mà Liên minh châu Âu (EU) đưa ra rất chặt chẽ.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đang thực hiện dự án trị giá 2,4 triệu USD do Đức tài trợ nhằm hỗ trợ khoảng 5.000 nông dân ở các quốc gia Tây Phi để đạt chứng nhận cần thiết.
Nền nông nghiệp truyền thông của châu Phi về bản chất là nền nông nghiệp sạch, vì người nông dân không sử dụng bất cứ loại phân bón hay thuốc trừ sâu nào. Do đó, đa phần nông dân châu Phi chỉ làm nông nghiệp nhỏ, chủ yếu nhằm bảo đảm an ninh lương thực cho gia đình họ hoặc cho cộng đồng của họ, nên họ không có bất cứ một chứng nhận nào để chứng minh rằng sản phẩm của họ là sạch và họ cũng không quan tâm tới điều này.
Chứng nhận sản phẩm sạch lại rất quan trọng đối với những ai muốn tăng diện tích trồng để có sản phẩm sạch phục vụ cho xuất khẩu. Hiện nay, gần 880.000ha đã được chứng nhận sạch và được hơn 470.000 hộ sản xuất nhỏ châu Phi quản lý.
Các nước có diện tích đất nông nghiệp được khai thác được chứng nhận sạch ở châu Phi lớn nhất đó là Tunisia, Uganda, Nam Phi và Tanzania. Đất được khai thác để trồng vĩnh viễn, như ôliu (khu vực Bắc Phi), càphê, dầu cọ, bông và cacao.
Theo FAO, thị trường sản phẩm hữu cơ ở các nước phát triển sẽ tăng trưởng 5-10% trong ba năm tới và đây là cơ hội cho các hộ nông dân ở những nước nghèo. Tuy vậy, để có thể thâm nhập vào thị trường này cần có một giai đoạn chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ với những thay đổi trong sản xuất, thu hoạch, đóng gói, chứng nhận và tiếp thị.
Trong giai đoạn này, nông dân phải chịu chi phí cao hơn do phải sử dụng các kỹ thuật mới, nhưng chưa được hưởng lợi ngay từ việc sản phẩm sạch của họ được bán với giá cao hơn.
Dự án mà FAO đang thực hiện tài trợ cho các nhóm nông dân và các nhà xuất khẩu quy mô nhỏ của Burkina Faso, Cameroon, Ghana, Senegal và Sierra Leone đạt chứng nhận cần thiết và thay đổi phương pháp canh tác và bán hàng, qua đó có thể xuất khẩu sản phẩm sạch của họ sang thị trường của các nước công nghiệp.
FAO cho rằng dự án đã giúp người nông dân địa phương cải thiện tình hình kinh tế vì giờ đây họ có thể bán sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế với giá lời hơn, điều mà cách đây ba năm họ không dám nghĩ tới.
Một số nhà xuất khẩu dứa của Ghana và Cameroon đã tăng mạnh xuất khẩu, bất chấp khủng hoảng kinh tế. Một nhóm nông dân tại Cameroon không chỉ tìm được khách mua dứa sạch mà còn có khả năng thương lượng những điều kiện tốt nhất với người mua nhờ sự phân tích giá cả trên thị trường thế giới thông qua sự hỗ trợ của những người làm dự án.
30 nông dân trồng dứa Ghana đã thành công khi nâng giá bán mỗi tấn dứa từ 26 USD lên 116 USD, sau khi nhận được chứng chỉ sạch.
Theo FAO, dự án cũng sẽ giúp nâng cao điều kiện sinh sống và an ninh lương thực ở các nước Tây Phi này vì phần thu nhập gia tăng sẽ được chi cho lương thực, quần áo, giáo dục và y tế.
Ngoài ra, dự án này cũng sẽ tạo thêm việc làm mới trong quá trình sản xuất sản phẩm có chứng nhận cũng như trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ./.
Trong khi thế giới đang phải vật lộn và chống chọi lại những cơn bão của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì tại châu Phi, rất nhiều quốc gia được tận hưởng “hương vị ngọt ngào“ của giai đoạn tăng trưởng kinh tế chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua.
Dù thế giới đã bước sang thế kỷ 21 được 12 năm, nét chấm phá tại châu Phi vẫn chỉ là nạn đói. Đại đa số dân cư sống dưới mức nghèo khổ bất chấp họ đang sống trên một núi tài nguyên.
Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi 10 năm qua tăng trưởng nóng, song uy tín của nước này cũng giảm đi khi gặp phải sự phản đối ngày càng nhiều của người dân và cả chính quyền địa phương.
Sở hữu tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tỷ lệ nợ công đáng mơ ước và khoản chi khủng cho những gói kích thích kinh tế đã vẽ nên bức tranh khu vực Mỹ Latin với những gam màu đẹp hơn và tươi sáng hơn nhiều so với thế giới.
Trung bình, mỗi người châu Phi uống khoảng 6,15 lít rượu mỗi năm, bằng một nửa so với châu Âu. Tuy nhiên, theo báo cáo của WHO, hơn 25% dân số châu Phi bị nát rượu, tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Đây cũng là thị trường lớn của các nhà sản xuất bia rượu quốc tế.
Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Nhân dân Trung Quốc - châu Phi (AU) ngày hôm 10/7, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh vai trò quan trọng của lục địa đen đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Báo chí quốc tế thời gian qua đã nói nhiều tới những “thành phố ma” - đô thị không người ở - tại Trung Quốc, một trong những hậu quả của thị trường bất động sản xuống dốc. Ở quốc gia châu Phi Angola, cũng có một “thành phố ma” do người Trung Quốc xây dựng.
Với chủ đề “Tư duy lại chiến lược tăng trưởng của châu Phi”, Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 20 về châu Phi đã khai mạc ngày 5/5 tại thủ đô Dar es Salaam của Tanzania, thu hút hơn 1.000 đại biểu từ 85 nước.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma ngày 25-4 đã phát động chiến dịch xét nghiệm HIV trên toàn quốc sau khi công bố kết quả xét nghiệm âm tính của mình. Ông Jacob Zuma (ảnh), 68 tuổi, đã tiến hành xét nghiệm tại bệnh viện Natalspruit ở thành phố Johannesburg hôm 8-4.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma ngày 25-4 đã phát động chiến dịch xét nghiệm HIV trên toàn quốc sau khi công bố kết quả xét nghiệm âm tính của mình. Ông Jacob Zuma (ảnh), 68 tuổi, đã tiến hành xét nghiệm tại bệnh viện Natalspruit ở thành phố Johannesburg hôm 8-4.
Trong khi nhiều nước châu Á những năm qua đã vươn lên trở thành cường quốc về nông nghiệp, thì ở châu Phi, lục địa có rất nhiều tiềm năng về thiên nhiên và con người thì nông nghiệp chưa phát triển. Hội nghị các bộ trưởng tài chính, kế hoạch kinh tế và phát triển của châu Phi do LHQ và Liên minh châu Phi (AU) chủ trì mới đây, đã khẳng định cam kết của các nước châu Phi tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp và dành nguồn ngân sách tương xứng cho khu vực kinh tế sống còn này, coi đây là chìa khóa giúp xóa đói, giảm nghèo.
Không nằm ngoài xu hướng phát triển năng lượng của thế giới, châu Phi - lục địa đen đang trỗi dậy - đang hướng về nguồn năng lượng điện hạt nhân nhằm thỏa mãn “cơn khát” năng lượng.
Chỉ còn hơn hai tháng nữa là World Cup bắt đầu tại Nam Phi, nhưng rất có thể ngày hội này sẽ bị ảnh hưởng bởi ngọn lửa xung đột chủng tộc đang có nguy cơ bùng phát trở lại.
Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... đang tăng cường đầu tư vào châu Phi, nơi có hơn 1 tỷ người tiêu dùng và đang đô thị hoá mạnh mẽ. Ngoài việc chiếm lĩnh thị trường và khai thác nguyên liệu, các nước mới nổi đang đa dạng hoá và mở rộng đầu tư tại châu Phi sang nhiều lĩnh vực.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.