Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Côoét có thể trì hoãn một số dự án dầu khí do giá dầu giảm

 
Bộ trưởng Dầu mỏ Côoét Mohammad al-Olaim cho biết quốc gia thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) này có thể trì hoãn một số dự án đầu tư vào khu vực dầu mỏ do giá dầu thô giảm mạnh, song vẫn tiếp tục triển khai các dự án chủ chốt.

Theo ông Mohammad al-Olaim, việc thực hiện kế hoạch 5 năm nói trên là khá linh hoạt song sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào đối với các dự án thiết yếu. Hồi đầu năm 2008, Côoét tuyên bố đã dành 55 tỷ USD đầu tư cho lĩnh vực năng lượng trong 5 năm tới, bắt đầu từ năm 2009, bao gồm nâng cao sản lượng và xây dựng một nhà máy lọc dầu mới.
Đến tháng 11/08, Côoét cho biết đang xem xét lại kế hoạch 5 năm nhằm cắt giảm chi tiêu do giá dầu giảm mạnh. Kế hoạch này ban đầu dự định chi 130 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới. Hiện ngành dầu khí đóng góp tới 95% thu nhập ngân sách của Côoét.
Mục tiêu của kế hoạch trên của Côoét là tăng sản lượng dầu thô từ mức 2,7 triệu thùng/ngày hiện nay lên 4 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Kế hoạch chậm hơn dự kiến khi sản lượng dầu thô của Côoét cần tăng lên 3 triệu thùng/ngày vào năm 2008 và 3,5 triệu thùng/ngày vào năm 2010.

(Theo Vinanet)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Cuộc khủng hoảng toàn cầu kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế châu Phi
  • Ai Cập tổ chức hội nghị về khủng hoảng tài chính thế giới
  • Sóng thần ở Pa-pua Niu Ghi-nê
  • Gần một tỉ người đang bị đói
  • Bắc Phi: Điểm sáng trên thị trường ôtô thế giới
  • Trung Phi: Tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
  • Êtiôpia thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu cho ngành da
  • Hàng không châu Phi gặp khó vì suy thoái kinh tế