Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Libya: Quyền lực cha con

Nhà lãnh đạo Libya – đại tá Muammar Gaddafi – đã thực hiện được ước vọng cả hai cha con nắm quyền điều hành đất nước khi con trai ông, Saif Al-Islam, 36 tuổi, được bổ nhiệm là nhà điều phối các ủy ban xã hội và dân tộc quốc gia
 

Theo báo Korina của Libya, chức vụ của con trai ông Gaddafi có quyền lực lớn thứ hai sau cha để trở thành nguyên thủ quốc gia tương lai.

Giới chính trị ở thủ đô Tripoli của Libya cho biết ông Saif là người cải cách, có nhiệm vụ kiến nghị hiến pháp mới để quốc hội thông qua vì từ năm 1977 đến nay Libya không có hiến pháp (!) Quốc hội Libya tuyên bố ông Saif sẽ được trao mọi đặc quyền thực hiện “vai trò chỉ đạo việc xây dựng Libya trong tương lai”.

Tại một hội nghị của chính phủ đầu tháng 10 vừa qua, ông Gaddafi đánh giá tài năng của con trai: “Saif Al-Islam là người con trung thành và yêu quý đất nước Libya.

Chức vụ của Saif sẽ không bị giới hạn về nhiệm kỳ 4 năm để có thể thực hiện chương trình cải cách vì lợi ích lâu dài của đất nước”. Trong 3 năm qua, ông Saif đã chuẩn bị chương trình hành động mang tên “Tương lai của Libya” với cam kết đầu tư 70 tỉ USD để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của đất nước.


Con trai Saif sẽ nối nghiệp cha Gaddafi. Ảnh: AFP

Chương trình này khuyến khích mọi người dân đoàn kết xây dựng một xã hội công dân tự do có hệ thống tư pháp độc lập và tự do báo chí.

Đại tá Gaddafi tin tưởng con trai sẽ góp phần chữa trị tệ nạn tham nhũng và nhiều căn bệnh xã hội khác của Libya thông qua việc giám sát các hoạt động của quốc hội, chính phủ và các cơ quan an ninh.

Ngoài ra, ông Gaddafi còn hy vọng con trai giải quyết hiệu quả các vấn đề đối nội của Libya để ông có thể tập trung sức lực làm tốt vai trò Chủ tịch Liên hiệp châu Phi (AU) và các công việc đối ngoại khác.


Là sứ giả đáng tin cậy nhất của cha, ông Saif đã có công góp phần thuyết phục các chính phủ Anh, Mỹ tin rằng đại tá Gaddafi thực sự muốn chấm dứt sự cô lập của Libya nên đã từ bỏ chương trình phát triển vũ khí giết người hàng loạt (WMD).

Chương trình này đã chấm dứt từ năm 2003 và quan hệ của Libya với các nước phương Tây đã được cải thiện. Nhờ vậy mà tháng 9 vừa qua, ông Gaddafi lần đầu tiên trong 4 thập kỷ qua đã tham dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và tiếp xúc với lãnh đạo nhiều nước tại New York.

(Theo T.Tùng // Nguoilaodong Online)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Tuyết trên 'nóc nhà của Châu Phi' sẽ biến mất
  • Châu Phi đòi bồi thường 65 tỷ USD vì biến đổi khí hậu
  • Siêu lạm phát “buông tha” Zimbabwe
  • Các nước Tây Phi áp đặt cấm vận vũ khí với Guinea
  • Hải tặc Somalia bắt cóc tàu vận tải Trung Quốc
  • Giao tranh tại Somalia, 90 người thương vong
  • Bộ trưởng Guinea từ chức do vụ trấn áp biểu tình
  • HĐBA kéo dài sứ mệnh quốc tế ở Sudan và Haiti