Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tuyết trên 'nóc nhà của Châu Phi' sẽ biến mất

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Ohio (Mỹ) tuyết trên đỉnh Kilimanjaro - một trong những ngọn núi đẹp nhất trên thế giới - sẽ biến mất trong vòng hai thập kỷ nữa do sự nóng lên toàn cầu. 

Tuyet tren 'noc nha cua Chau Phi' se bien mat.
Kilimanjaro thiên đường - Ảnh: Getty

Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng hơn 85% các lớp băng bao phủ ba đỉnh núi cao nhất châu Phi đã biến mất trong vòng 100 năm qua và với tốc độ băng tan chảy như hiện nay phần băng còn lại sẽ tan biến vào năm 2030.

Sự biến mất của băng sẽ thay đổi hình ảnh của ngọn núi tuyệt đẹp này. Những hình ảnh ngọn núi được bao phủ bằng tuyết trắng cùng với những đàn voi và hươu cao cổ trên khắp vùng đồng bằng Tanzania sẽ chỉ còn trong sự tưởng tượng. Những cảnh như vậy đã từng là nguồn cảm hứng cho nhà văn nổi tiếng nhất thế giới Ernest Hemingway.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu bằng cách khoan xuống lớp băng trên đỉnh núi Kilimanjaro có độ cao tới 5.895m trên mực nước biển. Kết quả phân tích lớp khoan trắc địa cho thấy rằng 85 phần trăm của băng che phủ ngọn núi này tính từ năm 1912 đã bị tan chảy vào năm 2000. Kể từ đó tỷ lệ tan chảy đã tăng lên và có thêm 26 phần trăm băng đã biến mất.

Các nhà khoa học tại Đại học Ohio tuyên bố nguyên nhân băng tan chảy với tốc độ đáng báo động như vậy là do sự nóng lên toàn cầu kết hợp với lượng tuyết rơi giảm do biến đổi khí hậu trong những năm gần đây.

Nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ cũng cho thấy nhiệt độ hiện tại trên đỉnh Kilimanjaro đang ở mức cao nhất trong hơn 11.000 năm khi băng được hình thành và được khám phá ra lớp bụi không nhìn thấy hàng ngàn năm.

Giáo sư Lonnie Thompson chuyên gia về khoa học trái đất và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu nói: "Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tính toán khối lượng băng bị tan chảy của núi băng Kilimanjaro".

Ngoài ra các nhà khoa học đã cảnh báo các sông băng khác trên ngọn núi Kenya dãy núi Rwenzori ở Châu Phi cũng như dòng sông băng nhiệt đới cao ở Nam Mỹ và dãy Andes ở dãy Himalaya cũng đang phải chịu số phận tương tự.

Kilimanjaro với 3 chóp núi lửa hình nón Kibo Mawensi và Shira là một núi lửa dạng tầng không hoạt động ở đông bắc Tanzania. Kilimanjaro lại là ngọn núi đứng một mình cao nhất thế giới với độ cao 4.600m tính từ chân núi và là đỉnh núi cao nhất châu Phi với độ cao 5.895m và cao thứ 4 thế giới so với mặt nước biển.


(Theo Vietnamnet/ Telegraph)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Châu Phi đòi bồi thường 65 tỷ USD vì biến đổi khí hậu
  • Siêu lạm phát “buông tha” Zimbabwe
  • Các nước Tây Phi áp đặt cấm vận vũ khí với Guinea
  • Hải tặc Somalia bắt cóc tàu vận tải Trung Quốc
  • Giao tranh tại Somalia, 90 người thương vong
  • Bộ trưởng Guinea từ chức do vụ trấn áp biểu tình
  • HĐBA kéo dài sứ mệnh quốc tế ở Sudan và Haiti
  • Khủng hoảng chính trị ở Ôn-đu-rát: Chồng chất bất đồng