Bà Sheila Bair, Chủ tịch Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), tại một phiên điều trần của Thượng viện Mỹ. FDIC là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết các vụ giải thể ngân hàng - Ảnh: Getty Images.
Ngày 6/11, thêm 5 ngân hàng Mỹ bị giải thể, nâng tổng số nhà băng "sập tiệm" ở nước này từ đầu năm tới nay lên 120
Ngày 6/11, thêm 5 ngân hàng Mỹ bị giải thể, nâng tổng số nhà băng "sập tiệm" ở nước này từ đầu năm tới nay lên 120.
Với tình hình kinh tế chưa mấy khởi sắc, cộng thêm tỷ lệ thất nghiệp đã vượt mức 10% và làn sóng vỡ nợ tiếp tục dâng cao, giới phân tích dự báo từ nay tới cuối năm sẽ còn có thêm nhiều ngân hàng ở nước này không duy trì nổi sự tồn tại.
5 ngân hàng bị nhà chức trách Mỹ đóng cửa lần này thuộc các bang Georgia, Michigan, Minnesota, Missouri, và California.
Trong đó, có quy mô lớn nhất là ngân hàng United Commercial Bank ở San Francisco, bang California, với tổng tài sản 11,2 tỷ USD và nắm giữ 7,5 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Sau khi tiếp quản, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã bán lại ngân hàng này cho ngân hàng East West Bancorp có trụ sở ở cùng bang.
Các ngân hàng đổ vỡ còn lại đều là các ngân hàng có quy mô nhỏ, với giá trị tài sản từ xấp xỉ 30 triệu USD tới 200 triệu USD. FDIC đều đã tìm được khách mua lại các ngân hàng đổ vỡ này.
Theo ước tính ban đầu, 5 vụ đổ vỡ nhà băng trong ngày 6/11 sẽ làm quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC thiệt hại một khoản trên 1,53 tỷ USD. Trong đó, riêng vụ sụp đổ của United Commercial Bank tiêu tốn 1,4 tỷ USD.
Với 1 ngân hàng "ra đi" trong đợt này, tiểu bang Georgia từ đầu năm tới nay đã chứng kiến sự đổ vỡ của 21 ngân hàng, nhiều hơn so với bất kỳ tiểu bang nào khác tại Mỹ. Phần lớn các ngân hàng lâm nạn ở bang Georgia năm nay đều tập trung ở khu vực Atlanta, nơi sự lao dốc của thị trường bất động sản diễn ra nghiêm trọng nhất và làm biến dạng bộ mặt kinh tế của cả vùng.
Ngoài ra, các tiểu bang California và Illinois cũng là những bang hàng đầu xét về số nhà băng sụp đổ trong năm 2009 này.
Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trở lại trong quý 3 vừa qua, với mức tăng 3,5% sau 4 quý liền suy giảm liên tục. Tuy nhiên, giới quan sát và các nhà chức trách nước này hiện vẫn đang tỏ ra hết sức thận trọng về sự phục hồi này. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mới đây đã tuyên bố sẽ còn duy trì lãi suất đồng USD ở mức thấp kỷ lục 0-0,25% thêm một thời gian nữa.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang liên tục leo thang và đã vượt mốc 10%. Số liệu mới nhất do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/11 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 của nước này là 10,2%, cao nhất trong vòng 26 năm qua.
Tập đoàn tài chính cho vay thế chấp nhà lớn nhất của Mỹ Freddie Mac ngày 6/11 báo lỗ 5 tỷ USD trong quý 3 vừa qua, đồng thời cho biết sẽ phải cần thêm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ trong lúc bối cảnh u ám trên thị trường nhà đất còn kéo dài.
Liên tục phải giải quyết các vụ giải thể ngân hàng từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra đến nay, số dư quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC hiện đã trở thành con số âm. Tuy nhiên, FDIC vẫn có trong tay hàng tỷ USD dự trữ và mức hạn ngạch tín dụng lên tới 500 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ cấp cho. Ngoài ra, FDIC còn đang đề xuất giải pháp trong đó gần 8.100 ngân hàng thuộc diện bảo hiểm của cơ quan này nộp trước 3 năm phí bảo hiểm tiền gửi.
FDIC đang áp dụng mức trần bảo hiểm tiền gửi là 250.000 USD cho mỗi tài khoản.
Hiện tại, các khoản vay dành cho lĩnh vực bất động sản thương mại đang bị xem là mảng u ám nhất trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Mỹ. Các tòa nhà văn phòng trống trơn đang khiến các công ty bất động sản thương mại lỗ nặng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ ngân hàng ngày càng lớn. Trong trường hợp sự phục hồi của kinh tế Mỹ ngưng trệ, tỷ lệ vỡ nợ ở các khoản vay này có thể tăng vọt.
Trong khi đó, các ngân hàng địa phương với quy mô nhỏ lại đang là đối tượng nắm giữ một khối lượng rất lớn những khoản vay này. Thống kê cho thấy, số vốn vay trị giá 500 tỷ USD mà các ngân hàng Mỹ đã cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong vài năm tới.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama mới đây đã đề xuất kế hoạch bơm vốn lãi suất thấp cho các ngân hàng quy mô nhỏ, với điều kiện các ngân hàng này phải cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu kế hoạch này được thông qua, vốn sẽ được lấy từ khoản tiền 700 tỷ USD của chương trình giải cứu hệ thống tài chính.
Từ đầu năm tới nay, đã có 120 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa (khiến quỹ của FDIC thiệt hại tổng cộng 27 tỷ USD), nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay năm 1992 tới nay.
Cuối quý 2 vừa qua, FDIC liệt 416 ngân hàng Mỹ vào danh sách có nguy cơ đóng cửa. Ước tính, 13% số ngân hàng bị FDIC liệt vào danh sách này rốt cục sẽ sụp đổ.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Khác với thông lệ, một vài năm gần đây, giải Nobel văn học bị nhiều người kêu rêu, không chấp nhận và thậm chí là phản đối. Năm 2004 là trường hợp Elfriede Jelinek (Áo), năm 2009 là trường hợp Herta Muller (Đức). Sở dĩ hai tên tuổi này bị “đặt thành vấn đề” không phải do họ viết dở - xưa nay không thiếu tác giả được giải Nobel xong là rơi vào quên lãng - mà cái chính là bởi cả Jelinek lẫn Herta Muller có nhiều tư tưởng lạ.
Sau cuộc gặp các lãnh đạo ASEAN hôm qua (15.11), Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Trung Quốc. Khác với hai vị tổng thống tiền nhiệm, lần này ông Obama tỏ ra “nhún nhường” đối với ông chủ nợ Trung Quốc.
Giữa trưa 29-10, hồi chuông nhà thờ ở thành phố Wootton Basett thuộc tỉnh Wiltshire (miền Nam nước Anh) rung lên và con đường chính dẫn đến nhà thờ với hàng trăm người đứng hai bên đường bỗng im bặt. Đó là lễ mặc niệm của thân nhân, cựu chiến binh Hoàng gia Anh và những người dân sống và buôn bán trên đường dành cho đoàn xe chở linh cữu của binh nhì James Oakland. Cư dân Manchester 26 tuổi thuộc Cảnh sát Hoàng gia Anh này bị thiệt mạng cách đây một tuần tại chiến trường Afghanistan. Sau vài phút mặc niệm, linh cữu được đoàn xe hộ tống chở đến đặt tại Bệnh viện Oxford trước khi chuyển lại cho gia đình an táng.
Với 12 phiếu thuận và 5 phiếu chống, Ủy ban quan hệ đối ngoại Thượng viện Brazil, ngày 29-10, đã thông qua đơn xin gia nhập khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) của Venezuela. Tuy nhiên, quyết định trên cần được Thượng viện phê chuẩn trước khi có hiệu lực. Đây là một trong nhiều ải mà Venezuela cần phải vượt qua trên đường vào Mercosur.
Bài phát biểu của bà Angela Merkel trước Quốc hội Mỹ hôm qua 3-11 được coi là niềm “vinh dự lớn” cho cá nhân thủ tướng Đức và chính quyền Berlin. Bởi lẽ, trong lịch sử, bà Merkel là nhà lãnh đạo thứ hai của Đức được làm điều này (người kia là cố Thủ tướng Konrad Adenauer, đăng đàn vào năm 1957). Tuy nhiên, lời mời của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi dành cho Thủ tướng Merkel có kèm theo cái giá của nó.
Theo kết quả bầu cử thống đốc bang Virginia công bố hôm 4-11, ứng viên Bob McDonnell của đảng Cộng hòa đã chiến thắng áp đảo trước đối thủ đảng Dân chủ Creigh Deeds, với tỷ lệ 64% - 34%. Trong khi đó, kết quả bầu cử ở bang New Jersey cũng đang nghiêng về ứng viên Cộng hòa Chris Christie, với 50% phiếu ủng hộ. Một số người cho rằng đây là đòn giáng vào uy tín của Tổng thống Barack Obama, vì đảng Dân chủ của ông thất bại ngay trong cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi ông vào Nhà Trắng một năm trước.
Nhờ có dáng vẻ bên ngoài cực giống tân Thủ tướng Yukio Hatoyama, nên diễn viên hài kịch ít tiếng tăm - Chuji Abesada, 35 tuổi, đang “lên đời”. Chuji Abesada đã lăn lộn với nghề hơn 17 năm nhưng không nhiều khán giả biết đến. Nguyên nhân chính là do anh chủ yếu làm phụ tá cho diễn viên kịch hài, ngôi sao điện ảnh kiêm đạo diễn nổi tiếng Beat Takeshi. Chuji Abesada là nghệ danh mà anh sử dụng trước bước ngoặt không thể nào quên của cuộc đời mình.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.