Tướng McChrystal thường hay dè bỉu các quan chức Nhà Trắng dính dáng đến cuộc chiến Afghanistan. Cũng vì sự khinh thường này mà McChrystal đã phải trả giá, về hưu non ở tuổi 56
Có thể nói ngay từ đầu, tướng McChrystal quyết định đóng dấu ấn cá nhân lên cuộc chiến Afghanistan. Ông tabiến cuộc chiến này thành phòng thử nghiệm một học thuyết quân sự gây tranh cãi gọi tắt là COIN, có nghĩa làchống nổi dậy.
COIN là học thuyết quân sự “con cưng” của các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ). Theo học thuyết này, bạo lực kỹ thuật cao được kết hợp với những yêu cầu của một cuộc chiến dài hơi ở các nước bị nội chiến tàn phá.
COIN không chỉ yêu cầu đổ thật nhiều quân đểtiêu diệt địch mà còn yêu cầu lính sống cùng với dân vàxây dựng lại từ từ một chính quyền mới, một tiến trình kéo dài nhiềunăm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ mới thành công, theo sự thừa nhận của những chuyên gia hậu thuẫn học thuyết COIN nhiệt tình nhất.
Cốt lõi của học thuyết COIN là định nghĩa lại vai trò của quân đội, mở rộng quyền lực của quân đội (đồng thời tăng thêm ngân sách), đứng trên cả ngoại giao và chính trị.
![]() |
Tướng Stanley McChrystal (bên phải) trong lễ nhậm chức tư lệnh Mỹ và lực lượng NATO ở Afghanistan ngày 15-6-2009. Bên trái là tướng Đức Egon Ramms, tư lệnh lực lượng liên quân NATO. Ảnh: AP |
Khó cho McChrystal
Với nhận định như trên, nhà báo Michael Hastings viết tiếp: Sau khi đến Afghanistan tháng 6 năm ngoái, theo lệnh củaBộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, tướng McChrystal bắt đầu đánh giá theo quan điểm cá nhân chính sách của Nhà Trắng ở Afghanistanvới một kết luận gây sốc: “Nếu không tăng thêm 40.000 quân – tức là tăng 50% số quân đang có ở Afghanistan – thì sứ mạng của chúng ta ở Afghanistan có thể thất bại”.
Chi tiếtbáo cáo kể trênrò rỉ trên báo, đài khiến Nhà Trắng vô cùng tức giận. Theo họ, McChrystal đang tìm cách đẩy Obama vào chỗ bị đánh giá là yếu hèn về mặt an ninh quốc gia nếu không thỏa mãn yêu cầu của McChrystal. Điều này cũng có nghĩa là đẩy Obama vào thế đối đầu với Lầu Năm Góc.
Mùa thu năm 2009, trước sức ép của các tướng lĩnh yêu cầu tăng quân,Obamatiến hành việc đánh giá lại ba tháng chiến lược ở Afghanistan. McChrystal than thở với tôi (nhà báo Michael Hastings): “Đó là thời kỳ khó khăn nhất cho tôi”.
Theo ông tướng này, lúc đó giống như một khóa học cấp tốc về chính trị kiểu Washington, một cuộc chiến buộc McChrystalđối đầu với những chính khách dày dạn kinh nghiệm như Phó Tổng thống Joe Biden, người cho rằng một chiến dịch chống nổi dậy kéo dài ở Afghanistan sẽ làm nước Mỹ sa lầy quân sự, trong khi mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda không hề bị suy suyển.
Douglas McGregor, một đại tá về hưu, đồng môn của McChrystal ở trường võ bị West Point, là người đi đầu trong việc chỉ trích COIN: “Toàn bộ chiến lược COIN là một sự lừa dối nhân dân Mỹ”.
Thế nhưng, cuối cùng McChrystal cũng nhận được hầu như tất cả những gì ông muốn. Ngày 1-12-2009, trong bài diễn văn đọc tại trường võ bị West Point về chiến tranh Afghanistan, tổng thốngkhông dùng từ “chiến thắng” hay “thắng lợi” mà chỉ tuyên bố sẽ tăng thêm 30.000 quân ở Afghanistan. Mặc dù hơi do dự, cuối cùng tổng thống cũng đứng về phe ủng hộ COIN (...)
Bộ sậu của McChrystal
Ban tham mưu của tướng McChrystal bao gồm một cựu chỉ huy biệt kích Anh, hai người nhái hải quân Mỹ, mộttay đặc công Afghanistan, một luật gia, hai phi công chiến đấu và ít nhất hai tá cựu chiến binh tinh nhuệ và chuyên gia chống khủng bố .
Trong nội bộ,họtự xưng là Đội Mỹ, tên một bộ phim Mỹ cùng tên chế nhạo những người không biết gì về chiến tranh. Họ tự hào là dân chịu chơi và khinh thường chính quyền.
McChrystal nói với tôi: “Tôi sẵn sàng hy sinh vì tất cả những người này và họ cũng sẵn sàng chết vì tôi” (...)
Bộ sậu kể trên - trông có vẻ hổ lốn nhưng rất gắn bó với nhau - chính là lực lượng hùng hậu nhất đại diện chính sách Mỹ ở Afghanistan. Trong khi McChrystal và bộ sậu của ông kiểm soát mọi mặt cuộc chiến Afghanistan thì về phía ngoại giao và chính trị không ai sánh được.
Thật vậy, các nhà chính trị và ngoại giao đấu đá với nhau chung quanh hồ sơ Afghanistan. Đó là đại sứKarl Eikenberry, đặc sứ Richard Holbrooke, cố vấn an ninh quốc gia Jim Jones và ngoại trưởng Hillary Clinton. Chưa kể khoảng 40 đại sứ của các quốc gia đồng minh có quân đội tham chiến ở Afghanistan và một số chính khách tầm cỡ từJohn Kerry đếnJohn McCain cố tìm cách can dự vào cái mớ bòng bong đó.
Chính sự rời rạc về mặt ngoại giao đã tiếp sức cho McChrystal và nhóm phụ tá của ông ta nắm lấy dây cương điều khiển cuộc chiến và cản trở những nỗ lực xây dựng một chính phủ vững vàng và đáng tin cậy ở Kabul.
Một phần của vấn đề thuộc về cơ cấu: Trong khi Bộ Quốc phòng được phân bổ mỗi năm hơn 600 tỉ USD thì Bộ Ngoại giao chỉ nhận được 50 tỉ USD.
Những người trong bộ sậu tướng McChrystal thích nói xấu các nhà chính trị cao cấp. Một phụ tá gọi Jim Jones, cựu đại tướng và cựu chiến binh chiến tranh lạnh, là “thằng hề” tối ngày “tơ tưởng đến thời 1985”.
Một tay phụ tá khác cho rằng những chính khách như McCain hay Kerry “bay đến Kabul, gặp Karzai, họp báo chỉ trích ông này tại sân bay rồi trở về Mỹ tham gia talk show chủ nhật. Thành thậtmà nói, họ chẳng giúp ích gì cho chúng tôi”.
Chỉ có Hillary Clinton nhận được cảm tình của nhóm phụ táMcChrystal. Một phụ tá giải thích: “Hillary luôn luôn bảo vệ Stan (Stanley McChrystal) trong thời kỳ (Obama) đánh giá chiến lược. Bà nói: “NếuStan muốn cái gì thì hãy cho ông ấy cái đó”.
Kỳ tới: Vì đâu nên nỗi?
(Theo VĂN ANH // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com