Chỉ cần một trong bốn thành viên của gia đình Obama chọn sản phẩm, dù nó là váy áo hay đồ chơi thì khả năng công ty làm ra món đồ đó sẽ thu được lợi lớn. Đó là lý do tại sao, nhà Obama được nói là có tài hóa vàng mọi thứ. Thương hiệu người nổi tiếng Tật nhóm ngó người giàu và nổi tiếng mặc gì, lái xe gì, và chơi gì của người Mỹ chắc chắn không phải hiện tượng mới. Sự ám ảnh này không chỉ giới hạn ở các ngôi sao Hollywood, hãy nhìn vào gia đình Tổng thống Mỹ. Ngay từ những ngày đầu của chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ hồi 2008, giới truyền thông đã đăng tải vô số những chi tiết nhỏ nhặt về Tổng thống Barack Obama, đệ nhất phu nhân Michelle và hai con gái họ là Sasha và Malia. Những hành động này làm khơi dậy ước muốn, dường như vô độ của công chúng, là phải biết thêm nhiều, nhiều hơn nữa các thông tin về gia đình Obama. Những thứ nhà Obama thích không chỉ được giới truyền thông biến thành những sự kiện lớn mà nó còn được một số công ty chuyển thành món lợi nhuận khổng lồ, dù là trong thời gian ngắn. "Bất cứ sự chứng thực nào từ một nhân vật nổi tiếng đều tạo thuận lợi cho một công ty", Tamara Francois, giám đốc khách hàng dày dạn kinh nghiệm tại công ty tiếp thị Escalate đóng tại New York, người quản lý các chiến dịch thương hiệu cho các công ty gồm cả Coca-Cola, Chevrolet và Glaceau/VitaminWater. "Độ đại chúng và sự tín nhiệm của họ ngay lập tức đã tăng giá trị cho các sản phẩm vì họ là những người có ảnh hưởng mạnh tới các xu hướng hiện nay trong xã hội". Chứng thực vàng mười Ví dụ, khi Michelle Obama xuất hiện đầy phong cách, thì đây có thể là một ý tưởng tốt cho các nhà bán lẻ để tiến hành một đợt bán tống bán tháo. Các bạn hãy nhớ lại chiếc áo len màu kem đính hạt hiệu J.Crew giá 298 USD mà Michelle mặc hồi tháng 4/2008. Cùng trong ngày hôm đó, toàn bộ chiếc áo này trên trang web của J.Crew đã được bán sạch. Hai ngày sau đó, các nhà buôn trên eBay rao bán chiếc áo len trên với giá 600 USD. Chắc chắn, đây không phải là lần đầu tiên hoặc lần cuối cùng Michelle hoặc hai cô con gái xuất hiện trước công chúng trong trang phục J.Crew. Kể từ tháng 1/2009, tháng Barack Obama tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, cổ phần của J.Crew bùng nổ hơn 200%. Tiếp ngay sau đó, công ty đã nâng triển vọng lợi nhuận cho quý 3 và 4 đồng thời dẫn chứng về doanh thu bán lớn hơn mong đợi cùng xu hướng lợi nhuận. Mặc dù vậy, các nhà phân tích vẫn thận trọng trước khi đặt quá nhiều tín nhiệm vào Michelle Obama, họ dẫn chứng công ty đã cắt giảm chi phí ác liệt trong năm. "Michelle là một khách hàng "lớn" nhưng trên thực tế, người bình thường sẽ trả tiền để mua những thứ quần áo đó nếu họ biết giá trị thực của nó", nhà phân tích nghiên cứu Jennifer Black, giám đốc công ty nghiên cứu và bán lẻ y phục Jennifer Black&Associates cho biết khi trả lời phỏng vấn nhật báo Investor (Nhà đầu tư). Để giảm nhẹ sức cạnh tranh của J.Crew, đệ nhất phu nhân Mỹ đã để mắt tới trang phục của một công ty bán lẻ khác. Năm 2008, trong một lần xuất hiện trên The View, Michelle mặc một chiếc váy không tay, in hình chiếc lá của hãng White House/Black Market, một chuỗi cửa hàng thuộc sở hữu của Chico. Khi chiếc váy được bán hết chỉ trong vòng hai ngày cô Tamara Francois không hề ngạc nhiên. "Khi mà hãng gần như cho không khách hàng sản phẩm của mình thì tôi cho rằng không có cách tiếp thị nào có thể gọi người tiêu dùng tới và khuân sạch đồ trên giá trong vòng 48h nhanh như cách trên". Sau khi được sản xuất tiếp tục, chiếc váy lại được bán hết rất nhanh. Tổng thống ăn kẹo, kẹo bán chạy Không chỉ Michelle Obama là người gây ra sự náo động. Trong một sự kiện gây quỹ tại Seattle hồi tháng 7/2008, những chiếc kẹo ngọt ngào để đầy trong một chiếc giỏ đã khiến Barack phải tan chảy. "Ôi Chúa ơi, đó là những cái kẹo gì vậy. Ngon tuyệt, tôi muốn ăn nữa", Barack nói, đề cập tới loại kẹo caramen muối biển bọc sôcôla sữa của hãng Frans Chocolate, (Michelle thích kẹo phủ sôcôla đen). Kể từ đó, số lượng hàng bán ra của hãng Francs tăng mạnh. Andrina Bigelow, CEO của công ty Frans - đóng tại Seattle, cho biết, không thể gắn sự tăng trưởng thần kỳ của công ty với một sự kiện đặc biệt nào, doanh số bán của kẹo caramen muối phủ sôcôla đã tăng 20% tính tới thời điểm này. "Tôi cho rằng báo chí và sự nhận thức, sự công nhận đã giúp doanh số bán kẹo caramen muối biển của chúng tôi tăng mạnh". Tuy vậy, không phải công ty nào cũng đổ xô đi đề cao mối liên hệ với nhà Obama. Hầu hết các nhà phân tích đều chỉ ra rằng hiệu ứng nhà Obama đối với sự mấu chốt của một công ty không thể kéo dài. Tất cả những nhà tiếp thị đều biết có thể thu lợi nhuận nhờ sự chứng thực của các ngôi sao, bất kể ngôi sao đó có phải là Tổng thống, một ngôi sao màn bạc, một nhân vật nổi tiếng trên truyền hình hay không. Trong hầu hết các trường hợp, những hình thức chứng thực không lấy phí đều dẫn tới lợi nhuận ngắn hạn", Phil Rist, phó Chủ tịch phụ trách những sáng kiến chiến lược của công ty nghiên cứu thị trường trêng mạng BIGresearch nói. Tuy vậy, trong thời gian Obama còn nắm quyền thì vào mỗi mùa Giáng sinh, các nhà bán lẻ vẫn sẽ tập trung chú ý vào danh sách những món hàng nhà Obama sẽ mua. Liệu loại đồ chơi nào sẽ được con của người đứng đầu nước Mỹ là Sasha và Malia lựa chọn, và liệu sau đó nó có tạo nên sự hỗn loạn giữa những quầy hàng của Toys R Us hay không. Chiếc áo y hệt của Michelle sẽ mau chóng được bán hết tại các cửa hàng
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com