Ngày 8/10, Hiệp ước mới về bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc các quốc gia tham gia hiệp ước sẽ có trách nhiệm kê khai các chất thải nằm trong danh sách 86 chất gây ô nhiễm và việc vận chuyển những chất này tới nơi lưu trữ an toàn.
Hiệp ước về đăng ký chất thải và vận chuyển các chất gây ô nhiễm là hiệp ước nối tiếp của Công ước Aarhus đã được 40 quốc gia thông qua vào tháng 5/2003. Tiếp đó, có thêm 20 quốc gia trên thế giới và Liên minh châu Âu (EU) thông qua công ước này vào tháng 4/2007.
Theo văn bản của hiệp ước trên, hàng năm, các doanh nghiệp cần kê khai các chất thải gây ô nhiễm môi trường và hoạt động vận chuyển những chất thải này tới nơi lưu trữ an toàn. Trong số 86 chất gây ô nhiễm phải kê khai có khí gas gây hiệu ứng nhà kính, dioxin và các kim loại nặng như thủy ngân…
Những thông tin kê khai về các chất thải nói trên sau đó sẽ được công bố rộng rãi trên mạng Internet. Các doanh nghiệp có liên quan tới hoạt động thương mại quốc tế về rác thải nguy hiểm sẽ phải kê khai tên và địa chỉ nơi lưu trữ rác thải.
Theo ông Jan Kubis, Thư ký điều hành của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Âu, hiệp ước quốc tế mới này là một công cụ quan trọng của người dân và chính quyền sở tại trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong lĩnh vực này./.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Nạn phá rừng và nhu cầu ngày càng tăng về diện tích canh tác nông nghiệp của con người đã khiến không gian sống của loài voi ngày một bị thu hẹp đáng kể.
Ngày 9/10, người đứng đầu cơ quan bưu điện của Liên hợp quốc cho rằng với hoạt động chuyển phát 430 tỷ lá thư và 6 tỷ bưu kiện mỗi năm, với mạng lưới chi nhánh rộng khắp hành tinh và đang tuyển dụng gần 6 triệu nhân viên, ngành bưu điện thế giới cần khẩn cấp tìm biện pháp giảm thiểu lượng điôxít cácbon (CO2) trong hoạt động của mình.
Với sự trợ giúp của Liên hợp quốc, Bờ biển Ngà và Liberia đang xây dựng một hành lang sinh thái học xuyên biên giới nhằm bảo vệ các loài động vật có vú của châu Phi, nhất là loài tinh tinh đang bị giảm rất mạnh trong 10 năm qua.
Ngày 9/10, Thư ký chấp hành của Hội nghị khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (UNFCCC), ông Yvo de Boer cho rằng để có thể đạt được thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu tại hội nghị ở Copenhagen, Đan Mạch vào tháng 12 tới, các quốc gia cần phải nhìn xa hơn lợi ích của riêng mình.
Trong thông điệp gửi Diễn đàn năng lượng tái sinh toàn cầu khai mạc tại Mexico ngày 7/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hối thúc các nước và các nhà công nghiệp tăng cường đầu tư phát triển năng lượng "xanh" nhằm nhanh chóng giải thoát các nền kinh tế quốc gia khỏi chiến lược phát triển năng lượng thải nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc vừa được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan cho biết những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ làm các nước đang phát triển thiệt hại từ 75 đến 100 tỷ USD/năm trong vòng 40 năm tới.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.